Hỏi đáp y học

Giải đáp về vắc-xin và tiêm chủng (P1)

* Hiện nay con tôi được 26 tháng tuổi. Cháu đã tiêm 2 mũi sởi đơn, 1 mũi chiến dịch sởi – Rubella.

Xin hỏi Chương trình TCMR: Tôi muốn tiêm phòng quai bị cho cháu bằng vắc-xin quai bị đơn thì tôi cho cháu đi tiêm ở đâu? Vì hiện tại tôi ở Hà Nam nhưng trung tâm y tế dự phòng ở Hà Nam không có loại vắc-xin quai bị đơn? Nếu tôi cho cháu tiêm vắc-xin phòng 3 bệnh sởi-quai bị-Rubella có được không hoặc khi cháu mấy tháng tuổi mới tiêm được loại vắc-xin này.

Nguyễn Thị Hạnh (nguyenthihanhktd51@gmail.com)

Trả lời: Cháu đã được tiêm vắc-xin sởi và vắc-xin sởi-Rubella, bạn có thể cho cháu tiêm vắc-xin phối hợp phòng 3 bệnh sởi – quai bị – Rubella (MMR) tại điểm tiêm chủng dịch vụ (hiện tại không có vắc-xin quai bị đơn) để phòng thêm bệnh quai bị, việc tiêm vắc-xin như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu, lưu ý thời gian tiêm vắc-xin MMR cần cách lần tiêm vắc-xin sởi hoặc sởi – Rubella trước đó tối thiểu 1 tháng.

l Con tôi được 6 tháng. Bé đã tiêm đủ ba mũi viêm gan b rồi. Và cháu cũng tiêm được hai mũi 5 trong 1 của Pháp (Pentaxim). Giờ hết vắc-xin tôi muốn cho cháu tiêm 5 trong 1 mở rộng có được không?

Cường Hiền (hiencuong0810@gmail.com)

Trả lời: Vắc-xin 5 trong 1 (Pentaxim) trong tiêm chủng dịch vụ là vắc-xin chứa các thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib. Vắc-xin Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cũng là loại vắc-xin 5 trong 1, chỉ khác nhau 1 thành phần là viêm gan B thay cho bại liệt. Bạn có thể cho cháu đi tiêm vắc-xin Quinvaxem và kết hợp uống vắc-xin bại liệt (OPV) tại trạm y tế trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Việc tiêm chủng như vậy không ảnh hưởng tới sức khỏe của cháu và không nên chờ có vắc-xin dịch vụ mới cho cháu đi tiêm vì trẻ có thể mắc bệnh nếu không tiêm đầy đủ và đúng lịch. Lưu ý khi đưa cháu đi tiêm chủng bạn cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân của cháu để cán bộ y tế biết cháu đã tiêm vắc-xin gì để có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho cháu.

(Còn nữa)

Giải đáp về vắc-xin và tiêm chủng P2

Dự án TCMR

Nguồn: SKĐS

adminyhoc

Recent Posts

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

14 hours ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

15 hours ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

3 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

3 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

4 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

6 days ago