Categories: Thuốc

Thuốc từ cây hoa gạo

Cây hoa gạo còn gọi là mộc miên, bông gạo… tên khoa học Salmalia malabarica.

Cây hoa gạo.

Cây hoa gạo còn gọi là mộc miên, bông gạo… tên khoa học Salmalia malabarica.

Theo Đông y hoa gạo có vị đắng chát hơi ngọt, tính bình, có công hiệu làm se, thu sáp, sát khuẩn, tiêu viêm, thông huyết nên được sử dụng làm thuốc chữa trị mụn nhọt. Dược liệu được thu hoạch từ những bông hoa gạo lành lặn đem sấy khô bằng lửa nhỏ hay phơi khô dưới nắng nhẹ cất đi sử dụng làm thuốc chữa trị bệnh.

Để tham khảo và áp dụng dưới đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ hoa gạo.

Chữa mụn nhọt sưng tấy: Lấy hoa gạo tươi, giã nát đắp vào nơi có mụn nhọt đang sưng tấy. Ngày đắp 1 – 2 lần sẽ hết đau nhức, chóng khỏi.

Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Hoa gạo 20 – 30g thái mỏng, sao vàng, sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Hoặc có thể thêm rau má cũng 20 -30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần (có thể cho vào nước thuốc chút đường cho dễ uống).

Cầm máu, thông tiểu: Lấy vỏ cây gạo 15 – 20g, thái nhỏ sao vàng sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Chữa ít sữa: Dùng hạt gạo 12 – 15g, sắc lấy nước cho phụ nữ sau sinh uống ngày 1 thang sẽ làm cho ra sữa.

Trị rong kinh, thiếu máu: Hoa gạo 30 – 50g (sao khô khử thổ sẫm sau khi đã phơi khô qua 3 nắng), sắc với 500ml nước còn lại 100ml, sắc nước 2 với 200ml nước, lấy 50ml thuốc hòa chung nước thuốc 1 và 2, sau chia 5 lần uống trong ngày. Cần uống 5 ngày liền.

Trị xuất huyết dạ dày: Phù hợp với người cao tuổi uống nhiều rượu bia mà sinh bệnh. Lấy nghệ 100g, hoa gạo 300g, rau má 150g, phơi khô 3 nắng, sau sắc với 750ml nước còn lại 150ml thuốc, chia 5 lần uống trong ngày, trước khi uống cho vào chút đường; uống liền từ 2- 4 tuần.

Hậu phẫu ruột, thiếu máu, yếu tim: Hoa gạo 500g, mía lau 500g (thái khúc dài 3cm), trà đen 20g (ngâm riêng với 20ml nước sôi chắt lấy nước cốt đặc), gừng già 15g giã nát, cho vào sắc chung với hoa gạo, mía lau, gừng già với 2 lít nước còn lại 800ml nước thuốc, lại cho vào nước cốt trà đen đun sôi trong 10 phút. Uống cả ngày vào khi khát. Cần uống liền 30 ngày.

Dùng người lao động nặng (mất sức, suy nhược cơ thể, thần kinh yếu choáng do thiếu máu): Hoa gạo 500g, bí đao tươi 500g (để nguyên cả vỏ ruột hạt), các vị trên băm nhỏ sao khử thổ, sau sắc với 2 lít nước lấy 1 lít nước thuốc chia 4 phần, uống vào các buổi sáng, trưa, chiều vào trước các bữa ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Dùng cho thiếu niên dậy thì (mụn mọc nhiều trên mặt), phụ nữ than nhiệt nóng, nước tiểu vàng do gan, viêm họng ho khan có đờm trắng: Hoa gạo 500g, mía lau 500g, rau má 300g, bí đao 1kg (để cả vỏ hạt), băm nhỏ 4 thứ sao khử thổ cho vào sắc với 2 lít nước còn lại 1 lít nước thuốc, chắt ra còn bã lại cho 1 lít nước sắc còn 500ml, trộn lẫn 2 nước thuốc với nhau cùng 5g nước cốt gừng tươi. Khi khát uống thay nước trong ngày. Uống liền 10 ngày sẽ mát gan, lợi tiêu, hết nóng và mụn nhọt.

BS. Hoàng Đại

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago