Categories: Hỏi đáp y học

Thói quen bứt tóc: Hành động nhỏ nhưng tác hại khôn lường

Đa số chúng ta có thói quen bứt tóc mỗi khi căng thẳng. Thế nhưng bạn có biết rằng hành động này mang đến tác hại khôn lường không?

Nhiều người trong chúng ta có thói quen bứt tóc mỗi khi căng thẳng. Thế nhưng bạn có biết rằng hành động này mang đến tác hại khôn lường không?

Sở hữu mái tóc chắc khỏe, dày và suôn mượt luôn là niềm ao ước của các cô gái. Thế nhưng vì nhiều lí do mà mái tóc của họ lại trở nên xơ, yếu, thậm chí rụng rất nhiều. Bên cạnh những nguyên nhân gây rụng tóc như gội đầu bằng nước quá nóng, lạm dụng công cụ, sản phẩm tạo kiểu tóc, stress… có một thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng khiến mái tóc của các bạn gái ngày một thưa dần, tệ hơn là hói: giật tóc khi nhức đầu, căng thẳng. Điều này không chỉ đơn thuần là thói quen giải tỏa căng thẳng của vài cá nhân mà theo các nhà nghiên cứu, đây chính là hội chứng Trichotillomania.

Điều này không chỉ đơn thuần là thói quen giải tỏa căng thẳng của vài cá nhân mà theo các nhà nghiên cứu, đây chính là hội chứng Trichotillomania. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ tâm lí La Phục Cương làm việc tại Bệnh viện Nhân dân số 7 của Hàng Châu, ông từng tiếp nhận bệnh nhân là một cô gái xinh đẹp, có mái tóc dài, cùng mẹ đến tìm ông để điều trị. Thế nhưng sau những câu chào hỏi ban đầu, cô bẽn lẽn gỡ bỏ bộ tóc giả, để lộ mái tóc thưa thớt, thậm chí, vài chỗ đã sắp bị hói. Theo chia sẻ, cô gái này chỉ mới 21 tuổi, đang theo học tại một trường đại học ở khu Hạ Sa, Hàng Châu và từ 8 năm trước, cô đã có thói quen giựt tóc.

“Lúc đó áp lực học tập rất lớn, cộng thêm việc sinh hoạt trong các câu lạc bộ yêu thích, các khóa huấn luyện, cháu cảm thấy rất căng thẳng, khó chịu. Một hôm nọ cháu vô tình kéo tóc mình và cảm thấy thật thoải mái”, cô gái trải lòng với bác sĩ La Phục Cương và theo cô, kể từ đó, mỗi lần căng thẳng, nhức đầu, cô lại kéo tóc mình.

Vào thời điểm đó, bố mẹ và bản thân cô không mấy quan tâm đến việc này. Một thời gian sau, việc kéo tóc diễn ra ngày một thường xuyên hơn, thậm chí, trước khi ngủ nếu không kéo tóc mình, cô không thể nào ngủ được. Hậu quả là mái tóc ngày một ít đi. Đến lúc này cô mới đến khám tại phòng khám da liễu và được tư vấn rằng, việc thường xuyên kéo tóc sẽ khiến mái tóc ngày một bị tổn hại, các nang tóc bị tổn thương, cho dù có mọc tóc mới đi nữa, nó cũng sẽ mau chóng rụng dần.

Nhiều cô gái đã rơi vào tình trạng hói đầu bởi thói quen bứt tóc khi căng thẳng. (Ảnh: Internet)

Rồi thì cô gái xinh đẹp này cũng giảm tần suất kéo tóc. Đôi lúc quá căng thẳng, mệt mỏi mà không được kéo tóc như xưa, cô chỉ biết khóc mà thôi. Một năm sau, tóc vẫn không thể mọc như xưa, cô bắt đầu đội tóc giả. Thế nhưng, dù cho đã đội tóc giả, cô vẫn tiếp tục kéo tóc mỗi khi căng thẳng. Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, gia đình quyết định đưa cô đi kiểm tra tâm lí.

Đối với trường hợp của cô gái này, bác sĩ La Phục Cương chẩn đoán, cô đã mắc phải hội chứng Trichotillomania – một chứng rối loạn lưỡng cực (ICD). Trichotillomania gây ra cảm giác thôi thúc muốn giật, kéo tóc, thậm chí là lông mày và các phần lông khác trên cơ thể khi bị trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Ngoài các tác nhân bên ngoài, hội chứng Trichotillomania có thể bị di truyền hoặc gây ra bởi việc mất cân bằng các chất hóa học trong não. Các nhà nghiên cứu đã từng cho rằng Trichotillomania rất hiếm gặp, nhưng giờ đây, theo bác sĩ La Phục Cương, ngày càng nhiều thiếu nữ đến các phòng khám tâm lí để điều trị hội chứng này.

Theo trang TeensHealth, Trichotillomania thường xuất hiện ở lứa tuổi thiếu niên thế nhưng theo các chuyên gia, bệnh đôi khi xuất hiện ở những đứa trẻ chỉ mới 1 tuổi. Họ cảm thấy khao khát bứt tóc mỗi khi căng thẳng và sau khi bứt, họ lại cực kì thoải mái, phấn khích. Những người bị Trichotillomania thường cảm thấy xấu hổ, bối rối, thất vọng, thiếu tự tin hoặc thậm chí là trầm cảm về tình trạng này. Họ lo lắng bị người khác dị nghị, xét nét, ngăn cấm nên hầu hết thường cố gắng che giấu hành vi của mình. Cũng theo các chuyên gia tâm lí, hội chứng này hoàn toàn có thể chữa trị được.

Trichotillomania gây ra cảm giác thôi thúc muốn giật, kéo tóc, thậm chí là lông mày và các phần lông khác trên cơ thể khi bị trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). (Ảnh: Internet)

Để hạn chế tình trạng này, trước hết, bạn nên tìm hiểu kĩ về Trichotillomania. Bên cạnh đó, mỗi khi rơi vào trạng thái căng thẳng, bạn nên tìm cách thích hợp để lấy lại sự bình tĩnh một cách nhanh chóng. Song song đó, cố gắng giảm căng thẳng, cho bản thân và tìm cách đối mặt với áp lực trong cuộc sống. Việc tập thể dục, thiền, yoga sẽ rất có ích trong trường hợp bạn muốn tìm sự cân bằng trong cuộc sống. Nếu cảm thấy tình trạng mình ngày một nặng hơn, hãy đến trung tâm tư vấn tâm lí gần nhất để nhờ sự giúp đỡ từ các chuyên gia.
Nguồn: Tổng hợp từ meirihaowen, teenhealth.

Nguồn: Afamily

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

10 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

10 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago