Trứng vịt lộn rất giàu dinh dưỡng, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cho thấy, trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng; 13,6 g protein; 12,4 g lipit; 82 mg canxi; 212 mg phốtpho; 600 mg cholesterol…
Ngoài ra, trứng vịt lộn còn có nhiều betacaroten (435 µg); vitamin A (875 µg), một số ít sắt, gluxit, vitamin B1 và C…
Theo
Đông y, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi là một
bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu
chóng mặt, yếu sinh lý…
Trong đó trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng.
Ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ gây hại cho cơ thể. Ảnh: Thefoodbible.
Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều
Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng, nhưng ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
–
Có thể gây đột quỵ: Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm
gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch… nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt
lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
và đột quỵ.
– Không tốt cho người bệnh gout: Theo chia sẻ của GS
Bùi Minh Đức đến từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, so với trứng thường, trứng
lộn tốt hơn nhiều.
Tuy nhiên, việc sử dụng nhất thiết phải đúng
liều lượng và đúng cách thì mới đem lại hiệu quả. Ăn nhiều trứng vịt lộn
mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong
máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và
protein không tốt cho người bị bệnh gout.
– Giảm khả năng tình dục
ở nam giới: Trứng vịt lộn thường ăn kèm với rau răm sống. Ăn nhiều rau
răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới.
Nhiều
nghiên cứu đã cho thấy, rau răm chứa một số tinh dầu và vài chất ức chế
dục tính. Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn kinh kỳ ăn nhiều rau răm
sống dễ bị rong huyết. Phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn nhiều rau
răm vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
– Xơ gan: Trứng vịt
tính lạnh, mát, người tỳ vị hư ăn vào dễ đầy trệ, không tiêu, gây báng
bụng. Đặc biệt, người bị ung nhọt độc ăn vào dễ bị đùn thịt thừa, gây
nguy hiểm đến tính mạng.
Ăn trứng vịt lộn thế nào là đúng cách?
– Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ sình bụng, tiêu chảy…
–
Trẻ 5-12 tuổi chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn mỗi ngày (1/2 quả trứng
vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). Mỗi tuần ăn 1-2 quả, và cũng chỉ
ăn 15 ngày liền một đợt.
– Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn có
thể dùng 1-2 quả trứng vịt lộn một ngày. Lưu ý: Khi bồi bổ bằng trứng
lộn không nên hút thuốc lá, tránh rượu bia và các chất có cồn. Ngoài ra,
không nên ăn 2 quả cùng lúc, không nên ăn buổi tối vì khó tiêu, ngủ
không ngon giấc.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…