Thứ Bảy, 11/05/2019 | 10:42

Hướng dẫn đo áp lực bằng quang bằng cột thước nước cho bệnh nhân rối loạn tiểu tiện

Đo áp lực bàng quang bằng cột thước nước là phương pháp đơn giản, có thế áp dụng được ở mọi cơ sở y tế , đo áp lực bàng quang bằng cột thước nước đã được áp dụng ở các nước phát triển hàng trăm năm nay. Hiện nay nó được thay thế bằng máy đo niệu động học, quay phim niệu động học. Tuy nhiên, với những nước đang phát triển như Việt Nam, áp dụng phương pháp đo áp lực bàng quang bằng cột thước nước vẫn còn giá trị đối với các trung tâm y tế tuyến dưới, đặc biệt là các trung tâm chăm sóc người bệnh tổn thương tủy sống. Đo áp lực bàng quang đánh giá và phân tích hoạt động chức năng của bàng quang. Phương pháp kiểm tra này có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc phát hiện những vấn đề cụ thể và đề xuất phương pháp điều trị để cải thiện.

Chỉ định đo áp lực bằng quang bằng cột thước nước  

– Rối loạn tiểu tiện sau tổn thương tủy sống và một số bệnh lý thần kinh (tai biến mạch máu não, u não, xơ cứng rải rác, viêm tủy…)

– Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị

Chống chỉ định đo áp lực bằng quang bằng cột thước nước  

– Nhiễm khuẩn tiết niệu

– Chấn thương đường niệu dưới

– Bệnh lý dễ gây chảy máu

Chuẩn bị con người và phương tiện

© Người thực hiện: bác sỹ, điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên được đào tạo

© Phương tiện

Chuẩn bị dụng cụ cho mỗi người bệnh :

– Dụng cụ yêu cầu vô khuẩn:

+ 1-2 chai NaCl 0,9%

+ 2 dây truyền dịch

+ 1 túi nước tiểu Để làm cây thước nước

+ Chạc ba

+ 1 ống 10ml

+ Bộ thông tiểu

+ Povidine 10%

+ NaCl 0,9% để rửa Để đặt thông tiểu

+ K.Y bôi trơn

+ 1 đôi găng tay vô trùng.

– Dụng cụ yêu cầu sạch:

+ Thước cây loại dài 1m

+ Cây treo dịch truyền

+ Biểu đồ ghi nhận kết quả

+ Băng dính

+ Bô hứng nước tiểu

+ Tấm nhựa lót giường + 1 tấm drap giường

– Chuẩn bị cây thước đo áp lực bàng quang:

+ Dán dây truyền dịch (1) vào cây thước, nối với chạc ba.

+ Treo chai NaCl lên, nối với dây truyền dịch (2) và đuổi khí.

+ Chỉnh tốc độ ml/min (theo yêu cầu bác sĩ), nối với chạc ba.

+ Nối phần dây của túi tiểu vào chạc ba và đuổi khí.

+ Chỉnh về mức 0: là mức ngang với bàng quang trong lúc người bệnh nằm.

© Ngƣời bệnh

– Thông báo cho người bệnh và người nhà lý do đo áp lực bàng quang, ngày, giờ

– Làm vệ sinh bộ sinh dục trước khi vào phòng niệu.

– Làm trống bàng quang trước khi đo áp lực bàng quang

– Kháng sinh dự phòng 12 giờ trước khi đo

– Đo huyết áp và các dấu hiệu sinh tồn

© Hồ sơ bệnh án

– Nhật ký đi tiểu 3 ngày trước khi tiến hành đo áp lực bàng quang,

– Bảng đánh giá mức độ tổn thương tủy theo hiệp hội tổn thương tủy sống Hoa Kỳ (ASIA) nếu là người bệnh tổn thương tủy sống,

– Bệnh án nội khoa và các xét nghiệm cơ bản, chuyên khoa

Các bước tiến hành

© Kiểm tra hồ sơ bệnh án: các bảng đánh giá kèm theo: ASIA, nhật ký bàng quang, các xét nghiệm cần thiết, các thuốc đang điều trị

© Kiểm tra lại ngƣời bệnh, giải thích để ngƣời bệnh hợp tác trong quá trình thực hiện: Dặn người bệnh trong lúc tiến hành đo áp lực bàng quang báo cho bác sỹ biết các loại cảm giác nếu có như: cảm giác căng bàng quang, cảm giác muốn tiểu đầu tiên, muốn tiểu nhiều, muốn tiểu gấp hoặc cảm giác đau.

© Thực hiện qui trình đo áp lực bàng quang bằng cột thƣớc nƣớc

– Giải thích thủ thuật cho người bệnh một lần nữa.

– Đặt ống thông tiểu và để nước tiểu chảy ra hết (nếu người bệnh tiểu tự chủ được, cho họ tiểu trước mới đặt ống thông sau) rồi ghi vào biểu đồ.

– Dán ống thông cố định.

– Nối ống thông tiểu vào đầu chạc ba còn lại.

– Mở thông 3 đường(dây truyền dịch, dây nối vào cây thước, dây vào bàng quang).

– Yêu cầu người bệnh ho mạnh để kiểm tra xem các ống thông đúng vị trí chưa.

– Tiến hành đo và mỗi phút ghi nhận kết quả vào biểu đồ.

– Tiếp tục như thế cho đến khi người bệnh có các loại cảm giác bàng quang, cảm giác đau bàng quang hoặc nếu không có cảm giác đó thì theo dõi nước trong bàng quang có chảy ra ngoài ống thông không và ngưng quá trình đo.

– Rút đầu nối của cây thước với ống thông tiểu và cho nước trong bàng quang chảy ra hết, ghi nhận vào biểu đồ chức năng chứa của bàng quang.

– Rút ống thông tiểu ra, lau khô vùng sinh dục cho người bệnh.

– Đưa người bệnh ra, dọn dẹp dụng cụ.

– Bác sĩ ghi hồ sơ chẩn đoán loại bàng quang thần kinh và chỉ định điều trị

Theo dõi bệnh nhân

– Trong quá trình đo phải theo dõi phản ứng của người bệnh và ghi vào biểu đồ áp

lực và thể tích bàng quang:

– Đo huyết áp và các triệu chứng lâm sàng của rối loạn phản xạ tự động tủy nếu người bệnh tổn thương trên D6: huyết áp trên 150mmHg và hoặc trên 100mmHg, vã mồ hôi, đau đầu v.v cần có thái độ xử trí kịp thời

– Nếu người bệnh có nguy cơ cao xuất hiện cơn rối loạn phản xạ tự động tủy có thể cho uống 1 viêm Amlor 5mg trước khi đo 30 phút

Tai biến và xử trí

– Nếu có cơn rối loạn phản xạ tự động tủy: xử trí như cấp cứu nội khoa, dừng tiến hành đo, cho người bệnh ngồi dậy, nếu không đỡ, dùng thuốc hạ huyết áp

– Nếu sốt sau khi làm niệu động học: cần tìm nguyên nhân sốt do nhiễm khuẩn tiết niệu để điều trị theo kháng sinh đồ

– Nếu chảy máu: theo dõi và xử trí kịp thời bằng thông tiểu cố định hoặc thuốc chống chảy máu (Transamin)

– Nếu đau buốt, rát đường tiết niệu: giải thích cho người bệnh yên tâm, thuốc giảm đau nếu cần

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Đo áp lực bằng quang bằng cột thước nước của Bộ Y tế)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook