Hội chứng chân không yên được phát hiện từ rất sớm tuy nhiên đến những thập niên 90 sau khi WHO thống kê số người mắc bệnh cũng như những ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, đời sống…các nhà khoa học nhận thấy đây là vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng cần tìm ra nguyên nhân, giải pháp điều trị. Chân không yên cũng là một trong những triệu chứng ít được biết đến của SIBO (sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non).
Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome – RLS) là một bệnh lý khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, thôi thúc cử động chân một cách liên tục, thường không thể cưỡng lại được. Căn bệnh rối loạn thần kinh được mô tả lần đầu năm 1685 bởi bác sĩ Thomas Willis với những triệu chứng điển hình của bệnh như những cơn đau nhói, kéo, giật, tê chân, cảm giác khó chịu ở chân… khiến người bệnh muốn đi lại và lắc chân để giảm cảm giác khó chịu.
Nguyên nhân gây hội chứng chân không yên hiện vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như thay đổi trong chất dẫn truyền thần kinh (dopamin), do di truyền, mang thai…
Một số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến hội chứng chân không yên
Bệnh lý mạn tính gồm: suy thận, đái tháo đường, bệnh lý thần kinh ngoại biên, tổn thương tủy sống, một số bệnh tự miễn (đa xơ cứng), bệnh Parkinson.
Do sử dụng một số thuốc tác động lên hệ thần kinh như: thuốc chống nôn, thuốc chống loạn thần…
Do thói quen uống rượu, sử dụng các sản phẩm chứa nicotin, caffein…
Do mất ngủ, ăn uống thiếu sắt cũng dẫn đến tăng nguy cơ mắc và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của hội chứng chân không yên.
Do sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO).
Triệu chứng điển hình của hội chứng chân không yên
Triệu chứng điển hình của hội chứng chân không yên là những cơn đau, cảm giác căng cơ, tê rát, ngứa, cảm giác kiến bò, bứt rứt khiến người bệnh muốn đi lại và lắc chân để giảm cảm giác khó chịu. Cảm giác khó chịu này, thường có đặc điểm:
Xuất hiện khi nghỉ ngơi, khi đang nằm hoặc ngồi trong một thời gian dài.
Cảm giác khó chịu khi chân được cử động, kéo giãn, lắc lư, đi lại hoặc đi bộ.
Thường xảy ra vào ban đêm. Đôi khi, triệu chứng biến mất trong một khoảng thời gian, sau đó quay trở lại.
Thường cảm thấy các triệu chứng khó chịu xảy ra ở cả hai bên chân, ít gặp ở tay.
Chẩn đoán hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên phân loại thành 2 nhóm chính là nguyên phát (không rõ nguyên nhân hoặc vô căn) và thứ phát. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát, khám hệ thống thần kinh, thực hiện các cận lâm sàng như: xét nghiệm máu tổng quát, chụp x-quang, đo điện não đồ, test đánh giá chất lượng giấc ngủ… để đưa ra chẩn đoán toàn diện cho từng bệnh nhân cũng như giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý thần kinh khác.
Chân không yên ở bệnh nhân SIBO do thiếu B12
Sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO) bao gồm streptococci, Bacteroides, Escherichia, Lactobacillus, Klebsiella và Aeromonas. Vi khuẩn dư thừa sẽ tiêu thụ các chất dinh dưỡng, bao gồm cả carbohydrate và vitamin B12, dẫn đến thiếu calo và thiếu hụt vitamin B12. Vi khuẩn tách muối mật, dẫn đến không hình thành vi hạt và sau đó là kém hấp thu chất béo. Tình trạng phát triển quá mức nghiêm trọng của vi khuẩn cũng làm tổn thương niêm mạc ruột.
Vi khuẩn trong lòng non tổng hợp cũng như sử dụng vitamin B12, rất cần thiết cho hệ thống thần kinh bình thường hoạt động, sản xuất tế bào xương, máu và DNA. Sự phát triển quá trình của vi khuẩn có thể dẫn đến thiếu B12, gây suy nhược, mệt mỏi, gây tê ở bàn tay và bàn chân khiến chân không yên.
Từ những phân tích trên cho thấy phương pháp điều trị hội chứng chân không yên căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ ảnh hưởng đối với bệnh nhân và các yếu tố liên quan, các bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Tình trạng chân run ở bệnh nhân SIBO sẽ chấm dứt khi đã kiểm soát lượng vi khuẩn ở ruột non theo tỷ lệ 85% là vi khuẩn có lợi và 15% là vi khuẩn có hại. Nếu tỷ lệ này luôn được duy trì, hệ vi sinh đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng ổn định.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi xuất hiện hội chứng chân không yên người dân cần đi khám xác định nguyên nhân gây bệnh để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra cần duy trì luyện tập thể dục thể thao, đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, hạn chế uống cà phê, trà… giúp cải thiện triệu chứng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bổ sung vitamin D có lợi cho người bệnh đa xơ cứng?
Mất ngủ ở người cao tuổi: Điều trị mất ngủ, quá trình lão hóa
Những điều cần biết về SIBO (phát triển quá mức vi khuẩn ở ruột non), chẩn đoán, điều trị
SIBO là gì, tổng quan về triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Trào ngược dạ dày thực quản triệu chứng của SIBO
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…