Sau hơn một năm sinh con, Phạm Kiều Trang (Hà Nội) thường xuyên tìm hiểu về các kiến thức chăm con khoa học, rút ra nhiều kinh nghiệm hay và chia sẻ trên mạng xã hội được mọi người ủng hộ.
Dưới đây là chia sẻ của bà mẹ một con về kinh nghiệm nắm bắt tâm lý trẻ sơ sinh qua tiếng khóc cùng Zing.vn:
Với những ông bố bà mẹ “mới toanh”, họ không khỏi lo lắng khi thấy con yêu quấy khóc. Tuy nhiên, đôi khi đó cũng chính là những “thông điệp” mà bé muốn gửi đến bố mẹ dù chưa thể nói ra thành lời.
Theo GS. Shin Yee Jin, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục và nuôi dạy trẻ Hàn Quốc, tác giả của loạt sách Bách khoa tâm lý cho trẻ, cho hay tiếng khóc của trẻ sơ sinh đều có những ý nghĩa khác nhau mà bố mẹ hoàn toàn có thể “đọc vị” để xử lý những vấn đề của con.
Đây là sự thể hiện một nhu cầu cơ bản nào đó chưa được thỏa mãn như đói, buồn ngủ, cần được vỗ về hay minh chứng dấu hiệu trẻ không được khỏe. Khi nghe bé khóc, mẹ đừng vội lo lắng, hãy lắng nghe tiếng khóc của con để tìm hiểu nguyên nhân.
Tiếng khóc của trẻ sơ sinh đều có những ý nghĩa khác nhau mà bố mẹ hoàn toàn có thể “đọc vị” để xử lý những vấn đề của con.
Thông thường đây là cách con khóc khi bắt đầu buồn ngủ. Con thay đổi biểu hiện bằng tiếng khóc vừa phải, không chảy nước mắt. Khi con khóc, mẹ nên chuẩn bị điều kiện để con có thể ngủ ngoan như tạo không gian yên tĩnh, ấm áp bằng cách tắt tivi, nhạc, bật đèn ngủ và vỗ nhẹ lưng để ru ngủ.
Ngoài ra, bé cũng thường có biểu hiện dụi mắt, khóc trong khi mắt nhắm và ngáp.
Phần lớn tiếng khóc này cho thấy con đang đói bụng. Lúc này, tiếng khóc của bé rất to, lặp đi lặp lại, thậm chí sẽ gào thét, gắt gỏng. Mẹ hãy kiểm tra lại thời gian cho con ăn trước đó. Nếu con đã bú được 2-3 tiếng thì cần cho con ăn tiếp. Nếu con mới ăn chưa lâu, mẹ kiểm tra lại lượng sữa vừa cho ăn để bổ sung.
Khóc lớn ngay khi ăn thường là dấu hiệu bé đau bụng. Trẻ sẽ khó chịu cho tới khi được ợ hơi. Mẹ có thể bế bé dựa đầu vào vai mình sau đó nhẹ nhàng vuốt và vỗ nhẹ lưng bé.
Mẹ cũng có thể đặt bé lên đầu gối, một tay đỡ ngực và nâng cằm, tay kia vỗ lưng nhẹ. Mẹ nhớ lót một chiếc khăn mỏng dưới cằm con, đề phòng bé trớ ra khi ợ hơi.
Khóc lớn ngay khi ăn thường là dấu hiệu bé đau bụng.
Nếu con khóc vì buồn ngủ hoặc đói bụng, trước đó sẽ có các dấu hiệu như không chịu chơi tiếp, đột ngột trở nên trầm hơn. Trong trường hợp con đang chơi đùa hoạt bát nhưng đột nhiên khóc, mẹ hãy kiểm tra bỉm của con. Nếu bỉm không ướt, mẹ hãy tiếp tục kiểm tra cả người con. Với các bé đang tập ăn dặm, có thể thức ăn rơi vãi, dính vào áo khiến bé khó chịu.
Trong trường hợp khóc gọi mẹ, con gào khóc rất to, có thể bé đang đòi quyền lợi như “mẹ bế con đi”, “con muốn chơi nữa”. Khi đó, mẹ hãy nhìn vào mắt con, dỗ dành và dành thời gian chơi với con.
Colic là thuật ngữ dùng để mô tả trạng thái khóc không ngừng ở các bé có thể chất khỏe mạnh. Con thường quấy khóc từ 18h cho tới nửa đêm mà mẹ không thể dỗ nín. Tuy nhiên, những thời gian khác trong ngày bé vẫn ăn ngoan, ngủ ngon thì đó là khóc dạ đề. Hiện tượng này sẽ giảm dần khi con lớn lên mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Khóc dạ đề không phải là bệnh lý, nên nếu con quấy khóc kèm theo những biểu hiện khác như ra mồ hôi trộm hoặc biếng ăn, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ Nhi khoa để phát hiện bệnh
Yhocvn.net (Theo nguồn: Zing)
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…