Những lúc cơ thể mỏi mệt, uể oải, đầu óc căng thẳng, người ta thường hay đi xông hơi để thư giãn. Nhiều người cứ nghĩ xông hơi kiểu gì cũng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên xông hơi cần đúng cách mới đem lại hiệu quả.
Theo các chuyên gia y học, sau khi xông hơi, tuyệt đối không được tắm lại dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi vì các lỗ chân lông vừa được xông hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước, việc tắm lại làm các lỗ chân lông co bít lại, giữ nước gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, gây đau nhức cơ thể và có thể bị cảm lạnh, làm tổn thương phổi, và gây tiêu hóa kém…
Cần phải tắm vệ sinh cơ thể trước, sau đó mới xông hơi nóng rồi lau lại bằng khăn khô sạch trước khi lên bàn massage. Nếu xông hơi nóng thì ít nhất phải 6 giờ sau bạn mới được tắm.
Một sai lầm thường gặp (nhất là với các quý ông), sau khi ăn nhậu no say, thường “khoái” đi xông hơi-massage. Điều này rất bất lợi cho sức khỏe của các quý ông, nhất là tim mạch. Ngoài ra, không nên xông hơi-massage khi đang bị rối loạn tim mạch, đang mắc các bệnh ngoài da, bị bệnh chàm. .
Sai lầm do xông hơi nhiều
Theo đông y, mồ hôi là một loại tân dịch, là một dạng của âm huyết. Huyết và khí nương nhau. Nếu ra quá nhiều mồ hôi có thể làm tổn thương âm huyết và hao hụt cả dương khí. Do đó không được xông hơi liên tục trong tuần. Nếu xông liên tục như thế cơ thể sẽ bị mất nhiều dưỡng khí (năng lượng), bên cạnh đó còn có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch.
Phương Vũ (Tổng hợp)
Thoái hóa điểm vàng là tình trạng tổn thương điểm vàng (vùng trung tâm của…
Điểm vàng còn gọi là hoàng điểm của mắt là một bộ phận nằm sâu…
Bệnh đục thủy tinh thể còn gọi là đục nhân mắt, cườm đá, cườm khô…
Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) thường gặp ở tuổi 50+ và là một trong…
Các cụ xưa thường nói đến tuổi ngũ tuần sức khoẻ suy giảm, mắt mờ,…
Ở tuổi 50, trải qua hai phần ba cuộc đời, sức khỏe bắt đầu suy…