Truyền nhiễm

Những điều cần biết về bệnh lỵ trực khuẩn

Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh lành tính gây tổn thương đại tràng

Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp ở ruột do vi sinh Shigella gây ra. Trực khuẩn lỵ gây tổn thương đại tràng. Lâm sàng biểu hiện bằng hội chứng lỵ và hội chứng nhiễm trùng – nhiễm độc (nổi bật là  nhiễm độc thần kinh và tim mạch). Bệnh dễ phát thành dịch, diễn biến thường lành tính, ít có nguy cơ tử vong. Năm 1898, Kiyoshi Shiga đã phát hiện được nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn trong một vụ dịch lỵ trực khuẩn ở Nhật, ông đặt tên vi khuẩn gây bệnh là  bacillus dysenterie (tiếng Nhật dysentery là sekiri). Tên gọi Shigella xuất hiện lần đầu tiên  vào năm 1930 trên ấn phẩm  Bergey’s Manual of Determinative Bacteriology.

Nguồn lây là chất tiết thải của người bệnh hoặc người có mang mầm bệnh. Bệnh lây qua đường thức ăn và vật dụng. Ruồi nhặng là những côn trùng truyền bệnh. Vì sinh Shigella xuyên qua niêm mạc ruột già gây tiết niêm dịch, sung huyết, thâm nhiễm bạch cầu, phù nề và thường loét niêm mạc nông.

Ở trẻ nhỏ khi bệnh khởi phát thường sốt, uể oải, biếng ăn, buồn nôn, nôn, đau vùng bụng, căng bụng, đau mót. Trong 3 ngày đã thấy phân có máu, mủ, chất nhầy. Đi ngoài tăng nhanh đến trên 20 lần/ngày. Giảm cân, mất nuớc. Không chữa chạy, trẻ có thể chết trong 12 ngày đầu.

Ở người lớn, đặc trưng khỏi phát bệnh là đau quặn bụng, buồn đi ngoài cấp kỳ, đau càng ngày càng nhiều, lúc đầu phân còn đặc sau là tiêu chảy, phân mềm, loãng, có chứa chất nhầy, mủ và nhiều khi có máu. Đau mót rất khó chịu.

Ở người lớn bệnh thuờng tự nhiên hết, nhẹ thì 4 – 8 ngày, nặng thì 3 -6 tuần. Trong điều trị bệnh này cần chỉ định liệu pháp nước vì tiêu chảy thường gây mất nước đẳng trương (mất muối và nước tương đương), nhiễm độc acid chuyển hóa và mất nhiều kali. Bệnh lỵ không tiêu chảy không gây mất nhiều nước.

Tổn thương do bệnh lỵ trực khuẩn gây ra

Đại tràng là cơ quan đích của bệnh, tổn thương đại tràng tập trung chủ yếu ở đại tràng xuống, đại tràng sích ma, trực tràng . Tổn thương diễn biến qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn viêm long.

+ Giai đoạn viêm tơ huyết.

+ Giai đoạn hình thành các ổ loét.

+ Giai đoạn hình thành sẹo.

– Dạ dày, ruột non ít bị tổn thương.

– Tổn thương niêm mạc đại tràng diện rộng với các tổn thương cơ bản như viêm, loét, hoại tử, xuất tiết và xuất huyết.

– Hình ảnh tổn thương đại tràng thể hiện trên nội soi là lòng đại tràng sung huyết mạnh, có nhầy mủ và máu, niêm mạc phù nề, dễ chảy máu, có những vết loét, trợt nông kiểu xước hay kiểu gai cào, bề mặt rỉ máu, có nhầy mủ bao bọc.

– Hiếm gặp tổn thương gây thủng đại tràng

– Hay để lại di chứng hẹp đại tràng, viêm đại tràng mạn.

Dùng kháng sinh tốt nhất là trimethoprim (TMP)/sulfamethoxazol (SMX) liều 2,5 mg/kg uống 6 giờ một lần; hoặc 1 viên 160 mg TMP vầ 800 mg SMX uống cứ 12 giờ một lần (cho người lớn). Thay thế có thể dùng norfloxacin 400 mg uống ngày 2 lần hoặc ciprofloxacin 500 mg uống ngày 2 lần. Furazolidon có thể dùng cho trề em và người lớn, liều lượng 5 mg/kg/ngày chia thành 4 liều trong 5 ngày. Ngoài ra, một chai nước nóng có thể làm giảm đau ồ bụng, tránh dùng thuốc chống tiết cholin và thuốc làm dịu có cồn long não, thuốc phiện vì chúng lầm ruột ngưng hoạt động, kéo dài sốt

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago