Tuy không phải là bệnh phổ biến nhưng loét dạ dày lại đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là vấn đề tiêu hóa. Sau đây là một số nguyên nhân, triệu chứng loét dạ dày tá tràng ở trẻ mà bố mẹ nên biết.
Loét dạ dày – tá tràng là tình trạng có sự hiện diện của tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh được chia làm 2 loại: tiên phát và thứ phát. Trong đó, hay gặp nhất là loét dạ dày thứ phát, do các tác nhân gây ảnh hưởng cấp tính đến niêm mạc dạ dày.
Loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên. Sau khi xâm nhập cơ thể qua đường ăn uống như nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, nguồn nước…, Helicobacter pylori sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tại đây chúng tiết ra những chất làm kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn đồng thời làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tiết ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Do đó niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày hay tá tràng.
Trên đây là các nguyên nhân, triệu chứng loét dạ dày tá tràng ở trẻ mà mọi người nên biết. Hãy có hiểu biết về bệnh và nhận ra nó sớm nhất để có thể phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Điểm vàng còn gọi là hoàng điểm của mắt là một bộ phận nằm sâu…
Bệnh đục thủy tinh thể còn gọi là đục nhân mắt, cườm đá, cườm khô…
Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) thường gặp ở tuổi 50+ và là một trong…
Các cụ xưa thường nói đến tuổi ngũ tuần sức khoẻ suy giảm, mắt mờ,…
Ở tuổi 50, trải qua hai phần ba cuộc đời, sức khỏe bắt đầu suy…
Bệnh xương khớp là một thuật ngữ chung để chỉ các trạng thái ảnh hưởng…