![]() ![]() |
Con vắt được gắp ra từ mũi bệnh nhân. |
Các bác sĩ khoa Khám bệnh và cung cấp dịch vụ y tế tự nguyện, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã nội soi gắp con vắt dài khoảng 3 cm ở khe cuốn giữa mũi trái của anh Công. Bác sĩ Vũ Thị Kim Chi trực tiếp làm thủ thuật cho biết, bệnh nhân bị con vắt bám vào niêm mạc mũi và hút máu trong mũi gây rối loạn đông máu.
3 ngày trước khi nhập viện, anh Công đi làm nương đã rửa mặt và uống nước trong khe suối. Sau đó anh về thấy bị ngạt, tắc một bên mũi và chảy máu mũi dai dẳng nên đến bệnh viện để khám.
Theo bác sĩ Chi, vắt là vật sống có giác hút rất chặt, thường xuyên luồn lách và gây chảy máu kéo dài. Nó có thể di chuyển ra mũi sau xuống thanh quản gây co thắt thanh quản, thậm chí xuống phế quản nên đôi khi khó phát hiện. Vì thế, người dân khi đi rừng, nương cần chú ý tránh vắt; không nên rửa mặt hay uống nước ở khe suối, sông, hồ. Khi nghi ngờ bị vắt bám, phải đến các cơ sở y tế sớm để được khám và điều trị.
Thơ Yến
Nguồn: VnExpress
Thoái hóa điểm vàng là tình trạng tổn thương điểm vàng (vùng trung tâm của…
Điểm vàng còn gọi là hoàng điểm của mắt là một bộ phận nằm sâu…
Bệnh đục thủy tinh thể còn gọi là đục nhân mắt, cườm đá, cườm khô…
Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) thường gặp ở tuổi 50+ và là một trong…
Các cụ xưa thường nói đến tuổi ngũ tuần sức khoẻ suy giảm, mắt mờ,…
Ở tuổi 50, trải qua hai phần ba cuộc đời, sức khỏe bắt đầu suy…