Khi mắc Hội chứng ruột kích thích (IBS), việc ăn thực phẩm nào và không ăn thực phẩm nào là điều quan trọng vì nó quyết định đến sức khỏe cuộc sống. Một số thực phẩm có thể khiến bệnh nhân khó chịu đường tiêu hóa do cơ thể không hấp thu được. Việc thay đổi bất thường thói quen đi vệ sinh, đau bụng khó chịu sau bữa ăn, đi vệ sinh ngay sau bữa ăn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Một số khác thì cơ thể hấp thu được nên có thể ăn được. Bài viết dưới đây nêu một số thực phẩm nên ăn khi bị Hội chứng ruột kích thích.
Theo ước tính của Hiệp hội tiêu hóa Mỹ, khoảng 10% đến 15% người Mỹ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), việc tìm kiếm những cách thức giúp giảm bớt triệu chứng của bệnh là một cuộc đấu tranh không ngừng. Từ đau bụng đến đầy hơi, tiêu chảy và táo bón, hội chứng ruột kích thích IBS có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của một người. Theo Viện nghiên cứu bệnh Quốc gia, hội chứng ruột kích thích IBS phổ biến hơn ở phụ nữ và những người dưới 50 tuổi. Tuy nhiên, có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
Chế độ ăn ít FODMAP còn được gọi là chế độ ăn kiêng IBS, thường được khuyến nghị cho những người được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích IBS. FODMAP là viết tắt của oligosacarit, disacarit, monosacarit và polyol có thể lên men. Những hợp chất này là carbohydrate chuỗi ngắn khó hấp thụ, gây ra các triệu chứng tiêu hóa ở một số người. Đúng như tên gọi, tuân theo chế độ ăn ít FODMAP có nghĩa là hạn chế thực phẩm chứa nhiều hợp chất này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại thực phẩm tốt nhất cho hội chứng ruột kích thích IBS được chuyên gia dinh dưỡng trợ giúp để bệnh nhân cảm thấy tốt hơn.
Thực phẩm tốt nhất cho hội chứng ruột kích thích IBS
1. Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sữa chua cũng giúp điều hòa nhu động ruột.
2. Cá hồi
Sarah Schlichter, chuyên gia y tế đã chia sẻ: “Cá hồi và các loại cá béo khác có nhiều axit béo omega-3 không bão hòa, EPA và DHA. Chúng được biết đến là chất chống viêm, có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giúp giảm viêm trong ruột gây ra các triệu chứng IBS.”
Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí International Journal of Molecular Sciences đã kết luận rằng tiêu thụ các loại cá có dầu như cá hồi và cá mòi có thể giúp giảm bớt các triệu chứng về đường tiêu hóa. Hãy đặt mục tiêu ăn ít nhất hai khẩu phần cá béo nặng 120g mỗi tuần.
3. Thịt nạc
Mặc dù đậu là nguồn cung cấp protein tuyệt vời nhưng chúng có thể gây khó chịu cho những người mắc IBS. Tuy nhiên, thịt, đặc biệt là thịt nạc, là cách tuyệt vời để đáp ứng nhu cầu protein đồng thời cung cấp các vi chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, kẽm, vitamin B …” Theo một nghiên cứu năm 2022 trên tạp chí Frontiers in Nutrition, hãy đảm bảo bệnh nhân chọn thịt nạc và hạn chế các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích và thịt xông khói, những loại có thể làm châm tiêu hóa trong đường ruột và gây viêm nhiễm.
4. Ớt chuông
Ớt chuông là một loại rau có hàm lượng FODMAP thấp và không có khả năng gây đầy hơi hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Trong khi các loại rau khác có thể gây khó chịu, ớt chuông có hàm lượng nước cao và nhìn chung an toàn cho những người mắc hội chứng ruột kích thích IBS.”
Hơn thế nữa, ớt chuông còn chứa nhiều chất xơ, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe đường tiêu hóa. Chất xơ giúp làm mềm và làm tạo khối phân của bệnh nhân, khiến nó di chuyển dễ dàng hơn qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, ớt chuông còn là nguồn cung cấp vitamin C đặc biệt, một chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại và bảo vệ chống lại tổn thương ở niêm mạc ruột.
Hãy thử kết hợp nhiều màu sắc khác nhau của ớt chuông vào chế độ ăn uống của bệnh nhân như đỏ, vàng và xanh lục. Những cốc trứng, phô mai và ớt chuông 3 thành phần đơn giản này là một cách tuyệt vời để bắt đầu áp dụng chế độ ăn cho người bị IBS!
5. Quả bơ
Bơ là nguồn cung cấp chất béo, chất xơ và vitamin lành mạnh tuyệt vời, đồng thời chúng cũng chứa ít FODMAP. Vì vậy, hãy cân nhắc việc kết hợp bơ vào bữa ăn của bệnh nhân như một nguồn chất béo lành mạnh. Bơ là một lựa chọn ít FODMAP, cung cấp nhiều dinh dưỡng và chất béo không bão hòa lành mạnh để giúp giảm viêm.
6. Khoai lang
Khoai lang là một trong những siêu thực phẩm tốt nhất cho tất cả mọi người. Chúng không chỉ chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ và chất chống oxy hóa để kiểm soát tình trạng viêm mà còn có thể được chế biến theo nhiều cách. Hơn nữa, chúng còn chứa ít FODMAP, khiến chúng trở thành một lựa chọn tuyệt vời để kiểm soát các triệu chứng của bệnh nhân.
7. Trứng
Trứng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm vitamin B12 và sắt. Ngoài ra, chúng có hàm lượng FODMAP thấp và có thể là một sự bổ sung dễ dàng và linh hoạt cho chế độ ăn uống của bệnh nhân. Mặc dù trứng là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng nhưng chúng cũng tạo nên một bữa tối ngon miệng, như công thức Trứng sốt cà chua với đậu xanh & rau bina. Trứng nhìn chung an toàn cho các triệu chứng IBS và cũng cung cấp rất nhiều dinh dưỡng.
8. Rau chân vịt
Các loại rau lá xanh như rau bina và cải rổ có nhiều chất xơ và ít FODMAP, khiến chúng trở thành sự bổ sung đáng hoan nghênh cho các bữa ăn để giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe đường ruột.
Rau bina và các loại rau lá xanh khác cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng mà không gây kích ứng. Thêm chúng vào bánh sandwich hoặc tạo một bát ngũ cốc hoặc salad với chúng để đảm bảo bệnh nhân nhận được các vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống mà không có các triệu chứng bất lợi.
9. Kiwi
Một loại thực phẩm có hương vị khác giúp giảm triệu chứng IBS là kiwi. Theo đánh giá năm 2018 trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu, kiwi có sự kết hợp độc đáo giữa chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp giảm khó chịu ở bụng và cải thiện tính nhất quán của nhu động ruột. Quả Kiwi có nhiều chất xơ hòa tan và là loại trái cây có hàm lượng FODMAP thấp, có thể hữu ích cho những người bị chứng khó tiêu, đầy hơi hoặc các triệu chứng IBS khác.
10. Yến mạch
Yến mạch là một nguồn chất xơ hòa tan rất tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích. Chúng cũng có hàm lượng FODMAP tương đối thấp khi ăn vừa phải. FODMAP là từ viết tắt của một số loại carbohydrate chuỗi ngắn (đường) được tìm thấy trong thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi ở những người bị hội chứng ruột kích thích.
Ngoài ra, yến mạch cũng chứa lượng tinh bột kháng cao. Tinh bột kháng trong yến mạch có chức năng giống như chất xơ có thể cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách cung cấp các vi khuẩn có lợi.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Hội chứng ruột kích thích: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Các biện pháp khắc phục hội chứng ruột kích thích (IBS) tại nhà cực kỳ hiệu quả
Hội chứng ruột kích thích IBS và bệnh viêm ruột IBD
Bật mí cách xoa bụng chữa đầy hơi cực hiệu quả
Yhocvn.net (Lược dịch theo Eatingwell)
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…