L

Levothyrox, thuốc Levothyroxine điều trị thiểu năng tuyến giáp, bướu lành tuyến giáp

Levothyrox là thuốc điều trị trong trường hợp thiểu năng tuyến giáp và trong các trường hợp cần kìm hãm sự bài tiết TSH (là hormon kích thích tuyến giáp) có kèm hoặc không kèm thiểu năng tuyến giáp. Với tác dụng hiệu quả của thuốc sẽ giúp cho việc tăng cường sự sản sinh tuyến giáp hiệu quả, giúp ổn định lại nội tiết trong cơ thể.

Thành phần của Levothyrox

Mỗi viên nén chứa: Levothyroxine natri 50mcg và 100mcg.

Dược Lực Học

Levothyrox là hormon chủ yếu của tuyến giáp, được sử dụng trong điều trị là chế phẩm tổng hợp, đồng phân tả truyền (L-thyroxin), dưới dạng muối natri.

Tác dụng dược lý chính của hormon giáp là tăng tốc độ chuyển hóa của các mô cơ thể, giúp điều hòa phát triển và biệt hóa tế bào. Nếu thiếu hormon này ở trẻ em, sẽ chậm lớn và chậm trưởng thành hệ xương và nhiều bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt chậm cốt hóa các đầu xương, chậm tăng trưởng và phát triển bộ não.

Các tác dụng dược lý này biểu hiện ở mức tế bào qua trung gian, chủ yếu qua triiodothyronin. Levothyrox được khử ion trong các mô ngoại vi để tạo thành triiodothyronine được cho là dạng mô hoạt động của hormone tuyến giáp.

Levothyrox, thuốc Levothyroxine điều trị thiểu năng tuyến giáp, bướu lành tuyến giáp

Dược Động Học

Hấp thu

Levothyrox, sau khi uống được hấp thu ở dạ dày – ruột, đạt đỉnh trong máu sau khoảng 2 – 4 giờ. Hấp thu dao động từ 40% đến 80%, đói làm tăng hấp thu.

Tuổi già, một số thức ăn (ví dụ đậu nành và một số thuốc hoặc hóa chất) làm giảm hấp thu Levothyrox.

Phân bố

Trên 99% lượng Levothyrox được liên kết với protein huyết tương; khoảng 3/4 liên kết với globulin (thyroxin-binding globulin-TBG), lượng còn lại liên kết với tiền albumin và albumin liên kết thyroxin.

Chuyển hóa

Levothyrox được chuyển hóa ở gan và thận thành triiodothyroxin (liothyronin; T3) và dạng T3 bất hoạt (reverse T3; chiếm 40%). Sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của levothyroxine sau các quá trình khử hóa nhóm amin và nhóm carboxyl là acid tetraiodothyroacetic; liên hợp với acid glucuronic và sulfuric trong gan.

Thải trừ

Nửa đời huyết tương của Levothyrox ở người có chức năng tuyến giáp bình thường khoảng 6 – 7 ngày; tăng lên ở người thiểu năng giáp (hypothyroidism), khoảng 9 – 10 ngày; giảm đi ở người cường giáp (hyperthyroidism), khoảng 3 – 4 ngày.

Chỉ định của Levothyrox

Thuốc là hormon tuyến giáp và được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Thiểu năng tuyến giáp

– Trong các trường hợp cần kìm hãm sự bài tiết TSH (là hormon kích thích tuyến giáp) có kèm hoặc không kèm thiểu năng tuyến giáp

– Điều trị bệnh bướu giáp lành tính không sinh hormon ức chế TSH

– Dự phòng tái phát cho các bệnh nhân sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần.

– Có thể sử dụng điều trị thay thế cho các trường hợp suy giáp

– Phối hợp với các thuốc khác để điều trị cường tuyến giáp

– Điều trị cho các bệnh nhân bị ung thư giáp

– Levothyrox 100mcg chỉ định trong các trường hợp chẩn đoán xét nghiệm hiện tượng ức chế tuyến giáp.

Cách dùng – Liều dùng Levothyrox

Bướu giáp đơn thuần lành tính, dự phòng tái phát sau phẫu thuật bướu giáp đơn thuần, tùy thuộc tình trạng hormon sau phẫu thuật: 75-200 mcg/ngày.

Điều trị thay thế trong suy giáp:người lớn: khởi đầu 25-50 mcg/ngày, duy trì 100-200 mcg/ngày; trẻ em: khởi đầu 12.5-50 mcg/ngày, duy trì 100-150 mcg/m² bề mặt cơ thể.

Điều trị ức chế trong ung thư giáp: 150-300 mcg/ngày.

Phối hợp thuốc kháng giáp điều trị cường giáp: 50-100 mcg/ngày.

Chẩn đoán trong xét nghiệm ức chế tuyến giáp (dùng viên 100mcg): 200 mcg/ngày. Sơ sinh và trẻ nhỏ suy giáp bẩm sinh: khởi đầu 10-15 mcg/kg mỗi ngày trong 3 tháng đầu.

Chống chỉ định của Levothyrox

Quá mẫn với thành phần thuốc.

suy tuyến thượng thận, suy tuyến yên và nhiễm độc giáp chưa điều trị; nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim cấp, viêm toàn tim cấp; phối hợp levothyroxin và tác nhân kháng giáp cho cường giáp thời kỳ mang thai.

Bệnh nhân suy giáp kèm với suy tuyến thượng thận chưa được điều trị

Bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Bệnh nhân bị nhiễm độc giáp

Bệnh nhân bị suy tuyến yên

Tuyệt đối không sử dụng thuốc Levothyrox cho các bệnh nhân bị viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm tim cấp.

Đối với bệnh nhân mang thai không nên phối hợp thuốc Levothyrox với các tác nhân kháng giáp cho bệnh nhân cường giáp.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị suy giáp

Thuốc dùng để điều trị suy giáp là levothyroxine, được sử dụng với mọi nguyên nhân gây suy giáp, có thể dùng cho mọi đối tượng kể cả phụ nữ có thai. Chỉ trừ một trường hợp duy nhất đó là tình trạng suy giáp nhất thời do đang trong thời kỳ viêm giáp bán cấp. Levothyroxine còn được sử dụng trong điều trị bướu cổ đơn thuần, ngăn ngừa sự phát triển kích thước bướu. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng khi bệnh nhân bị nhiễm độc giáp để ngăn ngừa suy giáp.

Sử dụng thuốc Levothyroxine thì phải hết sức cẩn thận với một số đối tượng sau:

Mức hormone tăng cao khi sử dụng thuốc.

Có tiền sử tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

Suy giảm tuyến thượng thận.

Sử dụng thuốc levothyroxine theo hướng dẫn của bác sĩ để kết quả điều trị được tốt nhất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc sẽ gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn.

Levothyroxine

Hình ảnh thuốc Levothyroxine được sử dụng trong điều trị bệnh suy giáp

Một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc:

Nổi phát ban, khó thở, sưng môi/mặt/lưỡi/họng.

Khó thở, mệt mỏi, đau ngực, nhịp tim không đều, tăng huyết áp, buồn nôn, sốt, không dung nạp nhiệt.

Hoa mắt, mờ mắt chóng mặt, đau hông/đầu gối, nhức đầu dữ dội, co giật. Đau bụng, thay đổi khẩu vị, hoang tưởng, trầm cảm, lo lắng bồn chồn, tăng sụt cân bất thường.

Quy cách đóng gói Levothyrox:

Hộp 2 vỉ x 14 viên

Nhà sản xuất Levothyrox: Merck Sante

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago