Lâu nay, người ta vẫn thường nhắc đến bệnh huyết áp cao hoặc huyết thấp chứ ít khi nói đến huyết áp kẹt. Các triệu chứng khi bị kẹt huyết áp gần giống như huyết áp thấp nhưng hậu quả của nó lại rất nguy hiểm.
Vậy, huyết áp kẹt nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và cách điều chỉnh để tránh hiện tượng huyết áp kẹt ra sao? Chúng ta sẽ cùng xem xét vấn đề này.
Huyết áp là gì:
Huyết áp là áp suất của mạch máu biểu hiện bằng hai số: số tối đa phản ánh sức bóp của tim và số tối thiểu ghi nhận sức cản của thành động mạch.
Huyết áp bình thường:
Khi số đo huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
Thế nào là huyết áp kẹt:
Khi huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương < =25mmHg (hoặc <=20 mmHg) thì được cho là huyết áp kẹp. Ví dụ: huyết áp tâm thu bằng 110 thì huyết áp tâm trương vào khoảng 65 – 75. Nếu huyết áp tâm trương là 85 – 90 thì có thể coi là huyết áp kẹt.
Triệu chứng:
+ Đau đầu, ngủ kém.
+ Mệt mỏi, khó thở.
+ Thỉnh thoảng thấy hoa mắt, chóng mặt.
+ Hơi thở ngắn, nói hụt hơi.
+ Cảm giác người lạnh hơn bình thường…
Nguyên nhân gây kẹt huyết áp:
+ Giảm huyết áp tâm thu.
+ Tăng huyết áp tâm trương.
Trong các trường hợp
1. Do mất máu nội mạch:
Có thể do chấn thương hoặc dịch thoát khỏi nội mạch trong bệnh cảnh sốt xuất huyết Dengue hoặc suy tim.
2. Bệnh van tim
+ Hẹp van động mạch chủ: khi van động mạch chủ hẹp, lượng máu được tống ra khỏi thất trái trong thì tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đễn huyết áp kẹt.
+ Hẹp van 2 lá: khi van 2 lá hẹp máu sẽ bị ứ lại tâm nhĩ trái trong thì tâm trương chính điều đó làm tăng huyết áp tâm trương.
3. Một số nguyên nhân khác:
+ Chèn ép tim (tràn máu tràn dịch màng ngoài tim).
+ Cổ trướng cũng gây huyết áp kẹt…
Huyết áp kẹt nguy hiểm như thế nào:
+ Huyết áp kẹt khiến tim còn rất ít hiệu lực bơm máu làm cho tuần hoàn bị giảm hoặc ứ trệ.
+ Huyết áp kẹt gây lực cản ngoại vi lớn, dễ gây phì đại thất trái dẫn đến suy tim…
Chị Đ.T.T 42 tuổi, Đống Đa, Hà Nội.
Chị T (làm việc tại một Công ty xuất nhập khẩu) có tiền sử huyết áp thấp nên những khi mệt mỏi do làm việc quá sức hoặc quá đói…thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày.
Thời gian gần đây, chị thấy người mệt hơn, hơi thở ngắn, hụt hơi, tức ngực, người chòng chành…làm việc thì lúc quên, lúc nhớ nên ảnh hưởng rất nhiều đến công việc …Cực chẳng đã, chị bố trí thời gian đi khám thì bác sỹ phát hiện – chị T bị kẹt huyết áp (85/60).
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bác sỹ khuyến cáo chị không nên làm việc quá sức, tránh ngồi lâu một chỗ và đặc biệt là tập thể dục thường xuyên để lưu thông khí huyết, phòng chống bệnh tật.
Biện pháp đề phòng:
1.Chế độ dinh dưỡng – sinh hoạt hàng ngày.
+ Bổ sung chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và rau xanh.
+ Sắp xếp công việc hơp lý, tránh làm việc quá khuya, stress.
+ Tập luyện thể thao hàng ngày tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
2. Điều trị thuốc:
+ Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng điều hòa huyết áp.
+ Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Lời kết:
Các bệnh về huyết áp đều gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, huyết áp kẹt khiến cơ thể mệt mỏi, hoạt động của tim gặp nhiều trở ngại…dễ dẫn đến suy tim. Mặt khác, huyết áp kẹt gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần điều hòa công việc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể thao đều đặn.
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…