Chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ “Rối loạn mỡ máu”. Tuy nhiên, bệnh rối loạn mỡ máu do nguyên nhân gì mà ra? Bệnh có nguy hiểm không? thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là những bạn trẻ.
Hy vọng với những kinh nghiệm dưới đây, chúng ta sẽ giải tỏa được những thắc mắc, qua đó bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Bệnh rối loạn mỡ máu thường gặp ở lứa tuổi nào
Bệnh rối loạn mỡ máu (gọi là rối loạn lipid máu hay tăng cholesterol máu), là bệnh khá phổ biến dẫn đến bệnh vữa xơ động mạch và động mạch vành.
Bệnh rối loạn mỡ máu thường gặp ở lứa tuổi trung niên
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên (ngoài 30 tuổi) với tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Rối loạn mỡ máu dẫn đến nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não…
Những biểu hiện đặc trưng của bệnh rối loạn mỡ máu
Béo phì
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn mỡ máu là hậu quả của béo phì do con người ít vận động, ăn uống quá dư thừa chất đạm, chất mỡ và những đồ ăn nhanh…
Để phát hiện rối loạn mỡ máu, cách duy nhất là làm các xét nghiệm máu, khám sức khỏe định kỳ để theo dõi chỉ số chiều cao, cân nặng. Qua đó, có thể tính ra được bệnh một cách dễ dàng.
Khi chiều cao và cân nặng phù hợp, tức là chúng ta giữ được sức khỏe ổn định. Ngược lại, khi chiều cao và cân nặng bất hợp lý (béo phì) thì chúng ta phải nghĩ ngay đến nguy cơ bệnh rối loạn mỡ máu.
Huyết áp không ổn định
Một dấu hiệu dễ nhận biết khác là khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa, huyết áp không ổn định (Đối với người trưởng thành, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường..)
Béo phì, huyết áp không ổn định…là dấu hiệu đặc trưng của rối loạn mỡ máu
Vì vậy khi thấy huyết áp thường xuyên thay đổi thì chúng ta cần đến bác sỹ để được thăm khám và điều trị bệnh (nếu có).
Cần làm gì để không bị bệnh mỡ máu
Để nói không với bệnh mỡ máu, cần hạn chế ăn các chất béo bão hòa gây tăng cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ, các loại thức ăn rán, phủ tạng động vật, thịt đỏ, các loại bánh như bích quy và ga tô…
Thay thế các thức ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa bao gồm: dầu hướng dương, sữa đậu nành, cá, một số loại quả, củ… Tăng cường các loại hoa quả vì chúng làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Hạn chế thịt mỡ, bơ, phủ tạng động vật…để không làm tăng cholesterol trong máu
Cần hạn chế uống rượu, hút thuốc lá để làm giảm lượng triglycerid máu. Tập thể dục thường xuyên và giảm cân nếu bạn bị thừa cân.
Đặc biệt, hàng ngày, nên dành 30 phút tập thể dục, đi bộ (nên dành 150 phút đi bộ cho một tuần). Người cao tuổi, tập thể dục bằng cách đi bộ buổi chiều là tốt nhất.
Ngoài ra, cần sắp xếp thời gian học tập, lao động hợp lý. Cần đảm bảo giấc ngủ tối thiểu từ 6 đến 7 tiếng/ngày. Đối với người cao tuổi không ngủ được nhiều, cũng có thể bù vào giấc ngủ trưa…
Hải Yến
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…