Bà bầu ăn gan thường xuyên, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Đây có phải điều bạn được “rỉ tai” khi mới bắt đầu mang thai? Liệu điều này có đúng? Bạn có đang bỏ qua một món ngon đầy dinh dưỡng? Tìm hiểu ngay thông tin dưới đây mẹ nhé!
Liệu món ăn hấp dẫn này có thực sự gây hại cho mẹ và bé?
1/ Giá trị dinh dưỡng của gan
– Ngăn ngừa dị tật do thiếu vitamin B12: Trung bình 84 gram gan sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 60 -72 mcg vitamin B12, đáp ứng đủ, thậm chí vượt mức nhu cầu tiêu chuẩn 2,6 mcg/ ngày theo khuyến cáo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, B12 là nhân tố cần thiết trong quá trình hình thành các tế bào máu, duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Quan trọng hơn, bổ sung đủ vitamin B12 trong thời gian đầu mới mang thai sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh.
– Giảm nguy cơ thiếu máu: Vừa bổ sung sắt, gan còn bổ sung đồng, thành phần chức năng của một loạt các enzym trong cơ thể, giúp chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa sắt, tổng hợp collagen… Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, bầu cần bổ sung 0,9 milligram đồng trong thực đơn mỗi ngày của mình.
– Bổ sung protein, nền móng xây dựng các tế bào của cơ thể: Để đáp ứng đủ nhu cầu protein nuôi dưỡng cơ thể mẹ và hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai nhi, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 1g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể của mình. Trung bình, cứ mỗi khẩu phần gan, bầu sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 21 – 26 gram protein, đáp ứng 2/3 nhu cầu protein cần thiết mỗi ngày.
2/ Nhưng bổ quá cũng không tốt
Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng gan cũng là bộ phận tập trung nhiều độc tố và ký sinh trùng, có thể gây hại cho người dùng nếu không được chế biến đúng cách. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo bà bầu không nên ăn gan quá nhiều trong thời gian mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Bởi hàm lượng dinh dưỡng trong gan khá cao, vượt quá mức dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày. Thậm chí, chỉ với 85 gram gan bò đã cung cấp lượng vitamin A gấp 12 lần nhu cầu vitamin A cần thiết mỗi ngày. Không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bà bầu, theo các chuyên gia, thừa vitamin A còn có thể gây dị tật thai nhi bẩm sinh. Ngoài ra, nguy cơ dư thừa cholesterol xấu trong cơ thể cũng là nguyên nhân các chuyên gia khuyến cáo bầu nên hạn chế ăn gan trong thời gian mang thai.
3/ Ăn gan đúng cách khi mang thai
Không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn gan ra khỏi thực đơn mỗi ngày của mình, bầu chỉ nên ăn một lượng gan vừa phải để bổ sung dinh dưỡng nhưng không gây hại cho thai nhi. Tốt nhất, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1-2 lần, và mỗi lần chỉ nên trong khoảng 50 gram. Đặc biệt, những mẹ bầu có bệnh cao huyết áp, mỡ trong máu… tuyệt đối không nên ăn gan. Hơn nữa, khi chế biến món gan, mẹ bầu nên rửa sạch và nấu chín hẳn để loại bỏ các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…