Categories: Sức khoẻ

Ý dĩ: Hoàng đế họ nhà lúa, bí quyết dưỡng da của phụ nữ Nhật

Có tính thanh nhiệt, kiện tỳ, giải độc và nhiều công dụng quý giá khác, hạt ý dĩ được các thầy thuốc Đông y mệnh danh là “Hoàng đế của các cây nhà họ lúa”. Ý dĩ còn được xem là bí quyết dưỡng nhan của những phụ nữ xưa.

Ý dĩ còn gọi là “bo bo”, “cườm gạo”, “dĩ mễ”, “dĩ nhân”, “ý dĩ nhân”, tên khoa học là Coix lachryma-jobi L.

Ở nước ta, cây ý dĩ mọc hoang khắp nơi, nhiều nơi trồng để làm lương thực hoặc dùng làm thuốc. Ý dĩ là vị thuốc có tác dụng bổ dưỡng và làm đẹp kinh điển, đã được sử dụng từ 2000 năm trước ở nhiều nước phương Đông.

Hạt ý dĩ có thể dùng làm mặt nạ dưỡng da, trà giảm béo… (Ảnh: Internet)

Theo Đông y: Ý dĩ có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh. Có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hoá, tăng thể lực, lợi tiểu tiện, thanh nhiệt, chữa các chứng viêm nhiễm mưng mủ ở ngoài da và trong tạng phủ.

Về phương diện làm đẹp, thời trước ý dĩ thường được sử dụng để làm đẹp da và trừ các vết sẹo, nhưng chủ yếu chỉ dùng uống trong.

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại của các chuyên gia thẩm mỹ Nhật, ý dĩ có tác dụng thanh trừ các vết sẹo và chữa trị các chứng viêm nhiễm ngoài da cực kỳ tốt. Thế nhưng thời xưa người ta thường chỉ dùng ý dĩ theo đường “uống trong”, nghĩa là chế ra các món ăn hoặc sắc lên uống, mà không biết rằng, đắp ý dĩ trực tiếp lên da, cũng vẫn có tác dụng bảo vệ da và làm đẹp rất tốt.

Hiện tại, phụ nữ Nhật Bản thường sử dụng ý dĩ để dưỡng da và giảm béo theo những cách như sau:

1. Nước rửa mặt dưỡng da

Bụi bậm, mồ hôi, các chất bã nhờn tiết ra từ các lỗ chân lông, cặn dầu mỡ từ các mỹ phẩm… bám trên da, là nguyên nhân chính gây nên mụn bọc, mụn trứng cá và các bệnh viêm nhiễm trên da. Vì vậy, rửa mặt sạch sẽ, đúng phương pháp, có tác dụng phòng bệnh và dưỡng da rất tốt. Pha thêm nước ý dĩ lên men vào sữa rửa mặt, sẽ có thể tăng thêm tác dụng làm sạch, dễ dàng trừ khử các loại chất cặn bã bám trên mặt da.

Cách sử dụng: Dùng khoảng 500-1000g hạt ý dĩ, đem tán thành bột mịn, cất vào lọ hoặc túi ni lông để dùng dần. Bạn có thể mua ý dĩ ở các cửa hàng Đông Nam dược, hoặc ở một số cửa hàng lương thực.

Khi sử dụng, ngâm một ít bột ý dĩ với nước hơi âm ấm, để trong bếp qua đêm cho lên men (ngửi thấy hơi chua, như nước vo gạo để qua đêm), gạn lấy nước dùng để rửa mặt. Khi rửa mặt, trộn thêm 1/3 thìa con nước ý dĩ đã lên men vào sữa rửa mặt, cho vào lòng bàn tay xoa đều, sau đó bôi lên mặt. Mát xa da mặt 3-5 phút, xoa nhẹ từ trong ra ngoài, theo các hình vòng tròn, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.

Không nên rửa mặt bằng nước quá nóng, như vậy sẽ làm giảm bớt tác dụng của các hoạt chất trong hạt ý dĩ. Đối với những người da đang bị mọc mụn hoặc có mụn trứng cá, chỉ nên xoa nhẹ lên da mặt, tránh kích thích mạnh lên chỗ da đang bị viêm. Tác dụng của ý dĩ rất ôn hòa, nói chung ít khi gây kích thích làm rối loạn chức năng của da. Tuy nhiên, chất da ở mỗi người một khác, vì vậy tốt nhất, trước khi sử dụng, vẫn nên thử xem có dị ứng hay không.

2. Mặt nạ làm đẹp da

Dùng ý dĩ để rửa mặt hàng ngày tuy có tác dụng tốt, nhưng muốn phát huy tối đa tác dụng dưỡng da của ý dĩ, nên sử dụng để đắp mặt nạ. Tương truyền, thời xưa trong cung đình ở Trung Quốc, để làm đẹp da, các cung nữ thường sử dụng một phương thuốc bí truyền, đó là trộn bột ý dĩ với mật ong rồi đắp lên mặt.

Hiện tại, phụ nữ Nhật Bản thường sử dụng ý dĩ làm mặt nạ theo cách như sau: Trộn đều bột ý dĩ với nước hóa trang, thành một thứ bột sền sệt như lòng đỏ trứng gà, sau đó đắp lên mặt để làm “mặt nạ”. Chú ý, cần dùng loại nước hóa trang không có cồn mới tác dụng tốt. Để làm tăng hiệu quả thẩm thấu của các hoạt chất trong ý dĩ, sau khi đắp mặt nạ, có thể phủ một màng giữ ẩm lên trên (chớ quên khoét hai lỗ nhỏ để thở hít). Sau 10-15 phút gỡ màng giữ ẩm ra, rửa sạch mặt bằng nước mát. Hàng tuần, nên kiên trì đắp 1-2 lần.

Mặt nạ ý dĩ có tác dụng điều tiết rất tốt, đối với những người có da khô, da dễ bị dị ứng và hay bị mọc các loại mụn. Đối với những người da có tàn nhang và vết nám cũng tác dụng khá tốt.

Thứ “mặt nạ” này còn có thể sử dụng ở những vị trí khác: Đắp lên hai gò má để phòng tàn nhang; Đắp lên vùng da gần đuôi mắt để trừ nếp nhăn; Đắp lên khủyu tay, đầu gối, những nơi da dễ bị hóa sừng, để tránh bị “sần sùi da cóc”. Đặc biệt, cổ là nơi bộc lộ rõ nhất “dấu vết của thời gian”, tàn nhang và nếp nhăn ở vùng cổ dễ đập vào mắt, vì vậy hàng tuần cũng nên đắp bột ý dĩ lên vùng cổ khoảng 1-2 lần.

3. Trà giảm béo

Dùng hạt ý dĩ 10g, lá sen 1 cái (cắt nhỏ), sơn tra (táo mèo) 10g, vỏ quít 6g, cho vào phích, đổ nước sôi vào hãm thành trà uống thay nước trong ngày; sau khi uống hết nước, có thể thêm nước sôi vào hãm nước thứ hai.

Thứ trà này có tác dụng giảm béo tương đối an toàn, nhưng phải uống liên tục khoảng 3 tháng mới rõ kết quả.

Theo thuocvuonnha

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago