Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm trùng do liên cầu lợn. Người nhà cho biết, trước đó 2 ngày bệnh nhân ăn tiết canh, lòng lợn ở quán. 1 ngày sau, ông L. sốt cao, đau đầu, nôn, ý thức lơ mơ, xuất hiện nhiều ban tím vùng mặt và vành tai cẳng chân và đùi 2 bên. Ông L. được vào BV đa khoa Phú Thọ nhưng do bệnh nặng nên ngay lập tức được chuyển về BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mặc dù được bác sĩ điều trị tích cực, dùng kháng sinh theo phác đồ của Bộ Y tế, dùng thuốc vận mạch, thở máy, lọc máu liên tục nhưng tình trạng sốc của bệnh nhân không cải thiện. Ông L. xuất hiện các ban hoại tử tiếp tục lan rộng, tiên lượng xấu, gia đình xin ngừng điều trị, đưa bệnh nhân về nhà ngày 21/5 và tử vong.
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh viêm cầu lợn, người dân tuyệt đối không lựa chọn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín, tuyệt đối không ăn tiết canh… Nếu thấy thịt lợn có dấu hiệu lạ như xuất huyết hoặc phù nề thì tuyệt đối không sử dụng. Bệnh nhân có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, nôn, khó thở, nổi ban hoại tử trên người… cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Ngọc Minh
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…