Categories: Dinh dưỡng

Trắc nghiệm: Bộ phận nào của gà tuyệt đối không ăn?

Thịt gà không chỉ ngon miệng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nếu bạn không biết sử dụng thực loại thực phẩm này đúng cách có thể vô tình gây hại sức khỏe.

1. Theo Đông y, lợi ích đối với sức khỏe khi ăn thịt gà?

  • An thai
  • Chữa bệnh còi xương
  • Nhuận tràng

Thịt gà trong đông y gọi kê nhục. Gà trống thịt có vị ngọt, tính ấm, không động có tác dụng nuôi dưỡng bảo quản, vệ khí bên ngoài, bổ trung an thai, liền xương, trị bệnh ứ nước trong người, tê dại. Còn thịt gà mái có vị chua, tính bình không độc, trị phong hàn thấp chữa bị thương gãy xương, băng huyết và bạch đới.

2. Trẻ bị ho cần kiêng thịt gà?

  • Đúng
  • Sai

Theo bác sĩ Lê thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ho là bệnh lý chứ không phải do ăn uống. Quan niệm kiêng thịt gà khi trẻ ho là sai lầm. Trái lại, cha mẹ nên cho con ăn thịt gà khi ho để tăng sức đề kháng cho trẻ

 

3. Bộ phận nào của gà chứa nhiều chất béo?

  • Nội tạng, da gà, phao câu, cánh
  • Thịt lườn, đùi
  • Đầu, chân

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, một số bộ phận như nội tạng, da gà, phao câu và cánh gà chứa nhiều chất béo, cholesterol, không tốt cho sức khỏe.

4. Ai không nên ăn da gà?

  • Người mắc bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì
  • Người bị đau xương khớp, đau dạ dày, viêm loét dạ dày
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, đau đầu mạn tính

PGS Thịnh cảnh báo người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì không nên ăn da gà, cần phải hạn chế.

5. Nên nấu chín thịt gà ở nhiệt độ bao nhiêu để tiêu diệt vi khuẩn, chất bẩn còn tồn dư?

  • >100 độ C
  • > 120 độ C
  • > 165 độ C

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hà Nội) , bạn nên nấu chín thịt gà ở nhiệt độ trên 165 độ C để giết chết vi khuẩn, chất bẩn còn tồn dư.

 

6. Phần nội tạng nào của gà tuyệt đối không nên ăn?

  • Gan
  • Phổi
  • Buồng trứng

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, phổi gà rất dễ có ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt… nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng.

Phương Anh
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

17 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

4 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

5 days ago