Trong đơn kiện, theo hãng tin AP, nhóm thanh thiếu niên có độ tuổi từ 9-20 này đã khiếu kiện việc “sự thụ động của chính quyền liên bang đã gây hại cho thế hệ trẻ nhất” của đất nước này.
Theo đó, dù đã ý thức được từ hơn 50 năm trước rằng ô nhiễm khí thải gây ra biến đổi khí hậu, tuy nhiên chính quyền liên bang Mỹ vẫn thất bại trong việc thực thi các kế hoạch nhằm ngăn xả thải quá nhiều. Thay vào đó, quan chức chính phủ lại còn thúc đẩy sự phát triển và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, theo cáo buộc của các nguyên đơn.
Nhóm Our Children’s Trust cho rằng quyền hiến định, tự do, tài sản của họ đang bị xâm hại bởi những cơn bão ngày càng dữ dội hơn, những đợt hạn hán ngày càng đáng sợ hơn hay mực nước biển ngày càng dâng cao do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Đài CNN cho biết tại phiên tòa bắt đầu hôm 13-9, luật sư Julia Olson bên nguyên đơn đưa dẫn chứng câu chuyện của cô bé Jayden Foytlin 13 tuổi đến từ Louisiana về trận lụt kinh hoàng ở bang này hồi tháng 8 năm nay.
Đó là buổi sáng khi Foytlin thức dậy trong phòng ngủ, thấy chân mình ngập nước và đến giờ thì em vẫn phải ngủ ở phòng khách vì phòng ngủ bị hư hại do nước lũ.
Tuy nhiên, gia đình em không nhận được bảo hiểm lũ lụt vì nơi em ở chưa từng có tiền sử lũ lụt, và trận lụt đợt đó chính là kết quả của biến đổi khí hậu, theo như các nhà khoa học đã kết luận.
Nghiêm trọng hơn, sự việc có khả năng tiếp diễn nặng nề hơn nếu người ta tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch và làm tăng nhiệt độ Trái đất.
Phiên tòa còn có sự tham dự của luật sư Bộ Tư pháp Mỹ và đại diện ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.
Luật sư Bộ Tư pháp Sean Duffy thừa nhận rằng biến đổi khí hậu là có thật.
Tuy nhiên, ông Duffy cho rằng tòa án liên bang không phải là nơi để tìm giải pháp, mà còn tùy vào Tổng thống và Quốc hội có làm gì khác để đối phó với vấn đề này hay không.
Sau phiên tòa, thẩm phán Ann Aiken sẽ xem xét vụ việc trong vòng 60 ngày và quyết định có tiếp tục xét xử hay không.
Vụ kiện được ví von là “vụ kiện lớn nhất hành tinh” này đã làm dấy tranh luận về mặt hiến pháp rằng người trẻ và thế hệ những đứa trẻ chưa ra đời đang bị phân biệt đối xử, bởi họ không có quyền bầu cử nhưng lại là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những vấn đề về khí hậu.
Tổng thống Obama đã làm gì?
Cây bút John D. Sutter chuyên viết về biến đổi khí hậu cho CNN cho rằng thật ra Tổng thống Obama xứng đáng nhận lời khen thưởng cho hành động đối phó với biến đổi khí hậu hơn bất kỳ Tổng thống Mỹ nào trước đây. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cho rằng những đóng góp của ông là chưa đủ.
Theo báo Daily Mail, Tổng thống Obama đã nỗ lực đối phó vấn đề này trong nhiệm kỳ của mình, nhưng các thành viên Đảng Cộng hòa đã cản trở kế hoạch của ông. Họ còn chế nhạo việc ông tập trung vào chủ đề mà họ cho là ít cấp bách hơn so với nền kinh tế và quốc phòng.
Tuy nhiên, cựu giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Carol Browner nói rằng ông Obama đã làm tất cả những gì có thể, cả trên phương diện quốc tế lẫn thông qua pháp luật hiện hành để khởi động các lĩnh vực năng lượng sạch và cắt giảm khí thải từ xe cộ và các nhà máy điện.
T/h (Tuoitre)
Nguồn: Báo Tầm Nhìn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…