Mẹ

Tiêm trưởng thành phổi: Những điều mẹ cần biết

Tiêm trưởng thành phổi

Tiêm trưởng thành phổi được sử dụng nhằm giảm các biến chứng suy hô hấp ở trẻ có nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ đều không biết tới loại thuốc này cho đến khi được chỉ định sử dụng

Trong trường hợp thai nhi có nguy cơ sinh non, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm trưởng thành phổi nhằm mục đích giúp phổi của trẻ phát triển nhanh chóng hơn, giảm nguy cơ biến chứng và tử vong. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, thuốc trợ phổi nên được tiêm ít nhất 24 giờ trước khi sinh và không quá 1 tuần trước ngày em bé chào đời.

Vì lợi ích của mẹ và bé, trước khi tiêm thuốc, mẹ nên tìm hiểu kỹ, đồng thời tham khảo thêm ý kiến bác sĩ

Có 2 loại thuốc trợ phổi thường dùng là betamethatsone, 2 liều 12mg tiêm bắp, mỗi liều cách 24 giờ hoặc dexamethasone, 4 liều 6mg tiêm bắp mỗi liều cách 12 giờ. Tiêm trường thành phổi thường được áp dụng cho phụ nữ mang thai từ 24-34 tuần có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày. Mẹ bầu được tiêm thuốc trợ phổi phải nhập viện để bác sĩ theo dõi.

Sau tuần thai 34, nếu có dấu hiệu phổi thai nhi vẫn chưa trưởng thành, các bác sĩ có thể chỉ định mẹ tiêm trưởng thành phổi. Hiệp hội sản phụ khoa Anh khuyến cáo tất cả những mẹ bầu có ý định mổ lấy thai trước 39 tuần nên sử dụng thuốc trợ phổi tại thời điểm thai nhi 34 – 36 tuần. Trong khi đó, Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc sau tuần thai 34.

Thuốc trợ phổi hoạt động như thế nào?

Khi mẹ bầu được tiêm trưởng thành phổi, thuốc sẽ theo các mạch máu chuyển đến cơ thể thai nhi và tác động theo nhiều cách:

– Tăng khả năng sản xuất surfactant, chất chỉ có đủ sau tuần thai 32. Surfactant có vai trò làm giảm sức căng bề mặt của lớp dịch phế nang, chống lại lực đàn hồi của phổi. Nếu không sản xuất đủ surfactant, phổi có nguy cơ bị xẹp, dẫn đến suy hô hấp.

– Tăng thể tích phổi

– Giảm lượng chất lỏng trong phổi

– Tăng đường huyết nhẹ, bắt đầu sau mũi tiêm đầu tiên 12 giờ và kéo dài trong khoảng 5 ngày. Vì vậy, tầm soát tiểu đường thai kỳ nên thực hiện trước khi tiêm thuốc hoặc sau đó 5 ngày để có kết quả chính xác. Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nặng cần ở lại để theo dõi.

– Bạch cầu tăng 30% sau 24 giờ và trở lại bình thường sau 3 ngày.

Ngay khi có dấu hiệu dọa sinh non, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc giảm cơn gò tử cung hoặc tiêm trưởng thành phổi.

Ngoài những trường hợp dọa sinh non, tiêm trưởng thành phổi cũng được chỉ định trong những trường hợp suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bầu lớn tuổi, trường hợp đa thai… Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tìm hiểu những ưu, khuyết điểm trước khi quyết định tiêm thuốc.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ COVID-19 gây tổn thương phổi như thế nào? có phục hồi được phổi không?

+ Cách phòng tránh căn bệnh ung thư phổi

+ Bài tập thở phục hồi chức năng phổi, tăng công suất phổi, giảm ứ khí cho bệnh nhân Covid-19, COPD

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago