Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi không chỉ thua “chuẩn” của bạn bè cùng lứa phát triển tốt khi nhỏ, mà khi lớn lên, các trẻ này cũng khó có cơ hội đạt chuẩn chiều cao, trẻ bị hụt ít nhất 10cm ở giai đoạn trưởng thành.
Thông tin được PGS, TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Dinh dưỡng cảnh báo tại hội thảo “Thực phẩm bổ sung công thức sinh học với sự phát triển toàn diện của mẹ và bé” diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội.
Cụ thể, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi của Việt Nam vẫn ở mức cao. Cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ không đạt chuẩn về chiều cao. Không chỉ suy dinh dưỡng thấp còi khi còn nhỏ, tình trạng dinh dưỡng này cũng ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh khi 3 tuổi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi thì khi lớn trẻ không thể đạt được chiều cao như bé không bị thấp còi.
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010 cho thấy, mức gia tăng chiều cao của trẻ dưới 1 tuổi qua một thập kỷ đã có sự gia tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Theo đó, trung bình trẻ trai 1 tuổi tăng 1,4cm, trẻ gái tăng 1,8cm.
Ở tuổi lên 3, tăng trưởng chiều cao của trẻ trai là 2 cm, gái tăng 2,5cm và nhóm trẻ 5 tuổi tỉ lệ này là 2,4 và 2,2cm. Trong 14 năm (từ 1995 – 2009), chiều cao nam giới trưởng thành tăng 4,4cm nữ tăng 3,4cm.
“Chiều cao của người trưởng thành bị ảnh hưởng rất nhiều ở giai đoạn thơ bé. Nếu bé không bị suy dinh dưỡng thấp còi thì chiều cao khi trưởng thành có thể đạt được là 1,7m; nhưng nếu bị thấp còi thì cao nhất cũng chỉ là 1,58cm. Vì thế, việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ giai đoạn thụ thai đến tuổi trưởng thành đều rất quan trọng.
Mỗi giai đoạn đều có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chiều cao khác nhau, vì thế, dinh dưỡng luôn là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ”, TS Lâm khuyến cáo.
Để tăng chiều cao chuẩn cho trẻ, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này rất quan trọng. Bên cạnh đó, ngay từ thời kỳ bào thai người mẹ cũng cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất.
Tuy nhiên hiện nay có trên 30% mang thai thiếu vi chất dinh dưỡng, trong đó thiếu sắt, kẽm và acid folic chiếm phần lớn, gây ra những nguy cơ về dị thật thai nhi, nhất là dị tật hở ống thần kinh gây nguy hiểm tới sức khỏe và sự phát triển của bào thai.
Trước thực trạng này PGS Lâm cho rằng, đối với trẻ nhỏ và phụ nữ trong giai đoạn mang thai cần phải thường xuyên được cải thiện khẩu phần ăn.
Hiện nay, một trong những xu hướng ẩm thực mà người dân trên thế giới, cũng như Việt Nam đang rất quan tâm đó là sử dụng thực phẩm được nuôi cấy, trồng trọt bằng phương pháp hữu cơ.
Đây là một phương pháp sạch, không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuối cấy và trồng trọt, cũng như chất bảo quản trong chế biến nên rất an toàn, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.
“Để có thực phẩm bổ sung công thức sinh học phải có quy trình sạch, các chất bổ sung phải từ nguồn tươi mới sạch, quy trình sản xuất khép kín và trong vòng 24 giờ là hoàn thiện từ thu gom đến đóng gói sản phẩm.
Đặc biệt, sữa sinh học chỉ phun sấy một lần ở nhiệt độ khoảng 85 độ C, đủ diệt vi khuẩn gây bệnh, giữ lại các vitamin khoáng chất, ví dụ axit folic, vitamin C, các vitamin nhóm B…
Với thực phẩm bổ sung công thức sinh học, dầu ăn không chuyển sang dạng không tốt, mà vẫn giữ được cầu nối của axit béo không no cần thiết omega 3, omega 6, từ đó, đảm bảo hấp thu tối ưu khi sử dụng…”, TS Lâm nói.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…