Theo y học cổ truyền, rễ phèn đen có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Rễ được dùng trị lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, viêm gan.
Phèn đen là loại cây nhỡ, cao từ 2-4 m, cành nhánh màu đen nhạt đơn, lá mọc so le, hình trái xoan hình bầu dục hay hình trứng ngược; phiến lá rất mỏng, mặt trên sẫm màu hơn mặt dưới. Hoa mọc ở nách lá. Quả hình cầu, khi chín màu đen.
Cây mọc hoang khắp nơi, ở bờ bụi ven đường, ven rừng và thường được trồng làm hàng rào. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lá và vỏ thân.
Theo y học cổ truyền, rễ phèn đen có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Rễ được dùng trị lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, viêm gan,… Vỏ thân dùng chữa tiểu tiện khó…
Một số bài thuốc thường dùng:
Trị kiết lỵ: Rễ cây phèn đen 20 g, dây mơ lông 20 g, cỏ seo gà 20 g, cỏ tranh 20 g, gừng tươi 2 lát, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần (theo Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu).
Tiêu chảy, lỵ do nhiệt: Dùng phèn đen cả cành và lá 40 g, đậu đen sao 40 g, ngày 1 thang cho nước sắc kỹ lấy nước thuốc chia 3 lần uống. Uống 5-7 ngày.
Trị chấn thương nhẹ: Lấy lá phèn đen giã nát đắp vào nơi sưng đau.
Chữa chấn thương tụ máu: Lá phèn đen tươi 40 g, giã nát, thêm 1 chén rượu, ép vắt lấy nước, cho uống.
Làm lành vết thương: Dùng lá phèn đen khô tán bột rắc vào vết thương ngày 1-2 lần sẽ chóng lành và nhanh lên da non
Chữa tiểu tiện khó: Lấy vỏ thân cây phèn đen 20-40 g sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2- 3 lần trong ngày.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…