Trong thiên nhiên có hơn 500 loại thực phẩm khác nhau, mỗi loại đều có tác dụng riêng đối với sức khỏe của bé.
Không cho bé ăn dặm cháo, bột trước sáu tháng tuổi
Lúc này bé chưa có đủ men tiêu hóa để tiêu các thức ăn này. Bé chỉ có khả năng tiêu hóa được sữa; sữa cũng đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ. Nếu ăn dặm sớm, trẻ không tiêu hóa được sẽ bị nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, đi phân sống, bỏ bú… và suy dinh dưỡng.
Tám tháng tuổi mới tập ăn cháo
Tuổi này, nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng của bé nhiều hơn, chỉ dùng sữa sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Thức ăn đặc cho năng lượng cao hơn trong một thể tích nhỏ hơn. Lúc này đa số các bé đã có khả năng tiêu thức ăn dạng bột là gạo, đậu… đã rang hoặc xay nhuyễn rồi nấu lại nên dễ tiêu hơn gạo nấu cháo hột. Càng lớn khả năng tiêu hóa của bé càng tốt hơn.
Bao giờ thì bé mới được ăn cơm?
Khoảng 24-30 tháng tuổi, bé mọc đủ 20 răng sữa, tức là đã có đầy đủ răng hàm bên trong thì có thể nhai cơm nát. Không nên căn cứ vào “hàng tiền đạo” đủ răng cửa đã vội cho bé ăn cơm quá sớm. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam.
Tại sao phải chờ đến sau một tuổi mới nên dùng một số loại thức ăn?
Trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với một số loại thức ăn khi khả năng tiêu hóa – cắt nhỏ thức ăn thành các phân tử nhỏ xíu để hấp thu vào máu – chưa được hoàn chỉnh. Khi hấp thu thực phẩm ở dạng phân tử lớn có thể gây ra dị ứng, nhưng khi nó được cắt nhỏ thì khả năng gây mẫn cảm không còn. Vì vậy có nhiều bé lúc nhỏ bị dị ứng sữa hoặc hải sản, thịt bò… nhưng khi lớn thì hết dị ứng do khả năng tiêu hóa của trẻ tốt hơn.
Những thực phẩm thường gây dị ứng ở trẻ dưới 12 tháng tuổi
– Sữa bò tươi: Tỷ lệ dị ứng đạm trong sữa tươi khá cao, vì vậy không nên cho trẻ uống sữa tươi trước một tuổi. Cần chú ý các dấu hiệu dị ứng sữa như phát ban ở da, đi tiêu phân màu hồng hoặc đỏ (tiêu ra máu), khò khè và ho do hen suyễn.
– Lòng trắng trứng là đạm albumin rất tốt, nhưng nếu còn sống hoặc chưa chín hoàn toàn dễ gây dị ứng không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn.
– Một số trẻ dễ bị dị ứng với chocolate, nước trái cây chua giống cam quít, các loại nghêu, sò, ốc, hến hoặc bơ đậu phộng, đậu phộng… Trong giai đoạn bé tập ăn dặm, với món mới cần cho ăn lần đầu với số lượng ít sau đó tăng dần, theo dõi trong vòng ba – năm ngày, không tập thêm món mới để xác định được bé có dị ứng hay không dung nạp loại thức ăn đó không. Nếu thấy bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa (nôn ói, tiêu chảy, chướng hơi, đau bụng), bỏ ăn, biếng bú, dị ứng thì cần lưu ý xác định nguyên nhân do thức ăn hay do nhiễm trùng.
Trẻ em cho đến tuổi dậy thì vẫn không nên dùng thường xuyên các thực phẩm năng lượng rỗng (chỉ chứa năng lượng từ chất đường hay đạm mà không kèm thêm các vitamin hay khoáng chất), giá trị dinh dưỡng thấp: kẹo, nước ngọt, nước uống vị trái cây, snack ngũ cốc ngọt.
Không nên cho trẻ ăn nhiều muối hoặc thức ăn có vị mặn sớm, do vị giác của trẻ còn “trinh nguyên” nên cảm giác rất nhạy, vừa miệng người lớn cũng có thể là quá mặn hoặc quá ngọt với trẻ.
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…