Categories: Mẹ

Những sai lầm mẹ bầu mắc phải khi đi đẻ khiến cơ thể mệt, bác sĩ phiền

Dù trong lúc vượt cạn, sinh con rất đau đớn nhưng mẹ bầu vẫn nên cố gắng kiểm soát hành động của mình để giữ sức cho bản thân và giúp bác sĩ làm việc hiệu quả nhất.

Dù trong lúc vượt cạn, sinh con rất đau đớn nhưng mẹ bầu hãy cố gắng kiểm soát hành động của mình để giữ sức cho bản thân và giúp bác sĩ làm việc hiệu quả nhất.

Sau hơn 9 tháng thai kỳ mệt mỏi, cửa ải cuối cùng mẹ bầu cần vượt qua trước khi được gặp con yêu chính là lúc vượt cạn. Mặc dù sinh con là giây phút rất đau đớn, khó chịu nhưng nếu mẹ bầu phạm những sai lầm dưới đây thì chỉ khiến bản thân mất sức và gây rắc rối cho bác sĩ.

Khóc, la hét

Một trong những sai lầm thường gặp nhất của các mẹ bầu là khóc lóc hoặc gào thét khi đau đớn vì chuyển dạ. Thực tế, vượt cạn là cả một quá trình khá tốn sức và kéo dài khá lâu nên nếu mẹ bầu la hét và khóc sẽ rất mất sức. Ngoài ra, việc mẹ gây ồn ào trong phòng sinh sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của y tá, bác sĩ.

Nằm ngửa, gồng người lên

Cơn gò tử cung khi chuyển dạ thường khiến vùng thắt lưng đau đớn, khó chịu nên mẹ bầu thường muốn nằm ngửa, hai tay nắm chặt và gồng lên. Trên thực tế, tư thế nằm này cực kỳ nguy hiểm vì trọng lượng của em bé sẽ dồn hết lên cột sống của người mẹ và chặn đường lưu thông của máu.

   

Tư thế nằm ngửa, gồng cong người lên khiến cơn chuyển dạ đau hơn.

Ngoài ra, tư thế này còn đẩy mẹ bầu vào vị trí chống lại lực hấp dẫn, khiến cơn đau đẻ nghiêm trọng và quá trình sinh nở khó khăn hơn. Khi chuyển dạ, mẹ bầu nên chọn tư thế đứng thẳng, ngả người về phía trước bất cứ lúc nào có thể. Nếu cảm thấy mệt mỏi muốn nghỉ ngơi, mẹ có thể chọn tư thế nằm nghiêng.

Thở gấp, ngắt quãng

Khi bị đau đớn, mệt mỏi, hầu hết các mẹ bầu thường mất kiểm soát hơi thở, để bản thân thở gấp, thở ngắt quãng. Tuy nhiên, cách thở này sẽ dẫn đến việc căng cơ, làm tăng cơn đau chuyển dạ. Ngoài ra, mẹ bầu thở không đều cũng dễ dẫn đến việc thai nhi bị thiếu oxy.

Mẹ bầu nên làm gì khi vào phòng sinh?

Trên đường đến bệnh viện trước khi sinh, mẹ bầu tốt nhất nên để ý các triệu chứng của mình, ghi lại thời gian, tần suất các cơn gò,…

Đừng che giấu hay phóng đại sự khó chịu trước mặt bác sĩ, tốt nhất mẹ bầu nên diễn tả cảm giác của mình một cách rõ ràng nhất để họ lên kế hoạch sinh phù hợp cho mình.

Đặc biệt, mẹ bầu nên giữ tâm trạng tích cực, đừng quá lo lắng, áp lực về chuyện vượt cạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy nỗi sợ hãi còn gây cản trở các hormone kích thích tố chi phối quá trình sinh nở. 

Cẩm nang y học Benh.vn (Nguồn Khám phá)

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

3 hours ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

4 hours ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

4 hours ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

5 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

6 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

6 days ago