Sức khoẻ

Những dấu hiệu tiềm ẩn gây loãng xương, mọi người cần chú ý

Bệnh loãng xương ở những giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì đặc biệt nên rất khó phát hiện. Tuy vậy, nếu bạn cảm thấy cơ thể mình xuất hiện một trong những dấu hiệu này cần đi khám ngay nhé.

Đau nhức xương, khớp không rõ lý do

Thường xuyên bị đau xương hoặc khớp không rõ lý do, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo xương không đủ khỏe chống chịu trọng lượng cơ thể.

Biểu hiện là người bệnh thường xuyên đau nhức tại các đầu xương, luôn cảm thấy buồn bực, khó chịu trong các ống xương dài, đau như châm chích toàn thân và chủ yếu về đêm.

Gãy xương dù lực tác động rất nhỏ

Nếu va phải một vật thể nhỏ hoặc ngã từ khoảng cách ngắn dẫn tới gãy xương. Đó có thể đó là dấu hiệu của chứng loãng xương.

Người có khung nhỏ hoặc thân hình mỏng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thân hình mỏng manh có khả năng bị loãng xương từ khi còn trẻ. Xương sẽ ngừng phát triển trong giai đoạn từ 20-25 tuổi, và từ 30-40 tuổi sẽ xảy ra hiện tượng mất xương.

Giảm chiều cao hoặc cụp lưng

Chứng loãng xương có thể gây giảm chiều cao do các đĩa đệm giữa các đốt sống ở xương sống bị mất nước và ép lại.

Bên cạnh đó, khi xương sống bị lão hóa, nó có thể bị cong do các đốt sống sụp xuống. Việc mất cơ bắp ở phần thân cũng có thể góp phần gây ra tư thế cụp lưng.

Những nguyên nhân và yếu tố khác làm tăng quá trình tổn thương xương:

– Nghiện rượu, bia, thuốc lá, cà phê.

– Chế độ ăn uống quá ít canxi, đạm

– Sử dụng thuốc corticosteroid (dexa) hàng ngày trong thời gian hơn 3 tháng.

– Lười hoạt động.

– Bị các bệnh lý về khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.

– Cường tuyến cận giáp, thiểu năng sinh dục.

– Rối loạn hóoc-môn.

– Bị bệnh thận mạn tính dẫn tới tăng đào thải canxi, bệnh đường tiêu hóa mạn tính gây giảm hấp thu canxi và vitamin D.

Thường thì những người bệnh được chuẩn đoán loãng xương khi bệnh đã nặng hoặc có biến chứng gãy xương. Việc điều trị lúc này chủ yếu giảm sự tiến triển của bệnh và điều trị hậu quả do loãng xương gây nên tốn kém về chi phí. Vậy nên cần chú ý những dấu hiệu trên để phát hiện sớm và chủ động phòng ngừa bệnh loãng xương là vô cùng quan trọng.

Yhocvn.net (Nguồn DKN)

adminyhoc

Recent Posts

Chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân ung thư xương

Đối với người mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư xương nói riêng việc…

3 days ago

<strong>Ung thư xương nguyên phát thứ phát, phương pháp điều trị</strong>

Ung thư là căn bệnh mang tên tử thần, là nỗi ảm ảnh của nhân…

4 days ago

Ung thư xương và những dấu hiệu nhận biết

Trong các bệnh về xương khớp, ung thư xương là một loại ung thư hiếm…

5 days ago

Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp và những hệ lụy

Bao hoạt dịch khớp có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn, giảm ma…

6 days ago

Thoát vị đĩa đệm nỗi khổ không chỉ của riêng ai

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng phổ biến của cột sống, là nỗi…

1 week ago

Bật mí 8 thực phẩm hỗ trợ da trẻ đẹp, rạng rỡ

Để sở hữu làn da đẹp rạng rỡ, chế độ ăn uống đóng vai trò…

1 week ago