Categories: Ngoại khoa

Nguyên nhân, chẩn đoán và xử trí khi bị trật khớp vai

Trật khớp vai là loại trật khớp phổ biến nhất trong các loại trật khớp và thường gặp ở người lớn trẻ khỏe chiếm khoảng 50 – 60 % tổng số trật khớp

Nguyên nhân và cơ chế gây trật khớp thường thấy nhất do ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu trong tư thế tay dạng, đưa ra sau, và xoay  ngoài.

Trật khớp vai là loại trật khớp phổ biến nhất trong các loại trật khớp và thường gặp ở người lớn trẻ khỏe chiếm khoảng 50 – 60 % tổng số trật khớp

Chấn thương trực tiếp vào khớp vai từ sau mỏm vai ít thấy (thường do tai nạn xe honda hoặc ô tô cán).

– Trong lao động gặp trật khớp vai ở công nhân khuân vác, đang vác trên một vai,  một tay quàng ngược lên trên ôm lấy vật vác. Bị vấp ngã vật vác tì trên cánh tay dang làm trật khớp.

Triệu chứng trật khớp vai

Trong trật khớp vai, dựa vào vị trí của chỏm xương cánh tay so với ổ chảo người ta chia trật khớp vai ra 4 kiểu: ra trước, ra sau, lên trên và xuống dưới.

Trong đo kiểu trật ra trước chiếm  95%

Trật khớpra sau (4%)

Trật khớp ra trước (96%)

Trong trật khớp vai ra trước, tùy theo mức độ di lệch của chỏm xương cánh tay mà người ta phân biệt 4 thể:

– Trật khớp dưới mỏm quạ, đây là kiểu hay gặp nhất chiếm khoảng 90% các trường hợp.

– Trật khớp ngoài mỏm quạ hay trật khớp vai trên ổ chảo chiếm khoảng 7% các trường hợp

– Trật khớp dưới xương đòn.

Trật khớp trong ngực.

Triệu chứng lâm sàng  của kiểu trật khớp vai  ra trước điển hình:

Nhìn chỗ trật khớp

Thấy ngay biến dạng điển hình

– Nhìn hướng trước sau thấy dấu hiệu gù vai, vì cơ den-ta sụp đổ mỏm vai tụt xuống như vuông góc. Chỏm xương cánh tay không đỡ cơ delta nữa, mỏm cùng vai đưa lên. Bờ ngoài rên cánh tay không thẳng  mềm mại mà bị  gẫy thành góc mở  ra ngoài do cánh tay dạng (dấu hiệu nhát rìu). Cánh tay dạng khoảng 30 – 400 và xoay ra ngoài.

– Nhìn phía nghiêng rãnh delta ngực không rõ. Chỏm xương cánh tay gồ lên ở phía trước khiến đường kính trước sau vai dày ra.

Sờ nắn

Có thể sờ được hõm khớp rỗng, sờ thấy chỏm xương cánh tay di lệch ra trước lồi lên phía rãnh delta ngực khác hẳn so với bên lành.

Khám cơ năng

Mất cơ năng cử động của khớp vai. Đáng chú ý nhất là dấu hiệu Berger: cánh tay dạng chừng 300, khủy không thể khép vào thân mình được, khi  thử ấn khủy khép vào thân  mình rồi thả ra, sẽ thấy dấu kháng cự  đàn hồi  (dấu hiệu lò xo). Cần chụp X quang để  thấy tổn thương kèm theo như gẫy mấu động lớn, gẫy cổ phẫu thuật xương cánh tay.

Biến chứng trật khớp vai

Thương tổn thần kinh

Gặp khoảng 15% số trường hợp. Nhất là liệt dây thần kinh mũ. Biểu hiện bằng mất  cảm giác vùng cơ den-ta, và sau khi  nắn xong thì không dạng được cánh tay. Nên sau khi  nắn trật khớp phải kiểm tra khả năng co cơ delta và cảm giác vùng mỏm vai.

Có trường hợp liệt hẳn đám rối thần kinh cánh tay. Liệt thần kinh thường phục hồi  sau 1 – 8 tuần.

Thương tổn mạch máu

Có khoảng 1% trường hợp động mạch nách bị tắc do thương tổn lớp áo giữa và lớp áo trong. Có khi bị rách thành bên do đứt gốc một nhánh bên hoặc có khi chỉ bị co thắt. Sau khi nắn trật khớp cần kiểm tra bằng cách bắt mạch, cần thiết  thì chụp động mạch để xử trí tùy theo thương tổn.

Gãy xương kèm theo

– Gãy rời mấu động to gặp khoảng 30% số trường hợp. Thường sau khi nắn trật khớp thì mảnh gãy sẽ về lại vị trí giải phẫu tốt.

– Vỡ bờ ổ chảo

– Biến dạng chỏm xương cánh tay kiểu dạng Hill-  Sachs

– Gẫy cổ xương cánh tay: có thể gẫy cổ phẫu thuật.

Thương tổn đai xoay vai

Chiếm đến 55% bệnh nhân bị trật khớp vai ra trước và tăng đến 80% các bệnh nhân trên 60 tuổi gây đau vai kéo dài, dạng và xoay ngoài vai yếu.

Xử trí trật khớp vai

Cần phải nắn sớm và nên gây mê cho mềm cơ để dễ nắn. Để tránh những thương tổn sụn khớp do chỏm sụn mềm bị đè lên phần xương  cứng ở cổ xương vai  kéo dài gây biến dạng chỏm (biến dạng Hill-Sachs), cần chống co cơ và nắn nhẹ nhàng không nên dùng sức thô bạo để cố nắn cho được thì sẽ gây ra những thương tổn kèm theo. Có  nhiều phương pháp khác nhau được chia thành hai nhóm: nắn bằng lực  kéo (phương pháp  Hypocrates, Milch, Eskimo, Stimson, Pick và Lippert) và nắn bằng nâng tay lên cao (Phương pháp  xoay ngoài của Kocher).

Phương pháp Hippocrates

Còn gọi là phương pháp gót chân

Cho bệnh nhân nằm ngửa dưới đất. Người nắn nắm lấy tay bệnh nhân, để hơi dạng ra và kéo dọc trục. Cho gót chân vào nách bệnh nhân đạp mạnh chống lại lực kéo ở tay. Kéo khoảng 5 phút bỏ gót chân ra và đưa cánh tay bệnh nhân vào trong. Nếu nghe thấy tiếng cục là chỏm đã vào ổ khớp. Đây là phương pháp đơn giản và ra đời sớm nhất nhưng tỷ lệ biến chứng và thất bại cao nhất trong tất  cả các phương pháp.

Phương pháp Kocher

Cho bệnh nhân ngồi  gấp khủyu 900. Người nắn ép khủyu bên tay trật vào lồng  ngực, rồi đưa cánh tay duỗi ra sau càng nhiều càng tốt. Xong quay cẳng tay ra ngoài cho  đến mặt phẳng đứng ngang lúc này chỏm trật sẽ vào. Nếu chưa vào thì đưa cánh tay gấp ra trước, khuỷu sẽ dần dần đưa ra trước, cuối cùng xoay cánh tay vào trong.

Bất động sau khi nắn trật khớp

Băng bột kiểu DESAULT cánh tay dạng 200, cẳng  tay đặt chéo trước ngực, như vậy cánh tay xoay vào trong làm cho bao khớp ở phía trước bị rách được chùng lại và dễ liền. Thời gian giữ bột 3 – 4 tuần.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

16 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

16 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago