Categories: Mẹ

Ngừng ngay những việc này nếu không muốn bị trĩ sau sinh

Táo bón khi mang thai đã khốn khổ. Sau sinh, mẹ bầu còn khổ hơn khi phải đối mặt với biến chứng của táo bón, Trĩ. Mẹ bầu đang táo bón hãy ngừng ngay những việc này nếu không muốn bị trĩ sau sinh.

Táo bón khi mang thai đã khốn khổ. Sau sinh, mẹ bầu còn khổ hơn khi phải đối mặt với biến chứng của táo bón, Trĩ. Mẹ bầu đang táo bón hãy ngừng ngay những việc này nếu không muốn bị trĩ sau sinh.

Vì sao táo bón thai kỳ có thể dẫn tới trĩ sau sinh

Trĩ là hiện tượng giãn quá mức các tĩnh mạch xung quanh hậu môn gây ra cảm giác đau đớn và những bất tiện trong sinh hoạt của mẹ bầu.  Khi gắng sức đi cầu, các búi trĩ có thể bị lòi ra ngoài khiến mẹ bầu không ngồi được.

Thai kỳ là giai đoạn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra trĩ.

•           Tử cung đang phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch khung chậu và tĩnh mạch lớn.  Do đó giảm lưu thông máu phần thân dưới và làm tăng áp lực tĩnh mạch dưới tử cung, khiến các mạch máu sưng to.

•           Hormon Progesterone tăng cao khi mang thai gây giãn các thành mạch máu và góp phần gây táo bón thai kỳ do làm giảm chuyển động ở ruột.

•           Táo bón thai kỳ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng trĩ. Khi có táo bón, mẹ bầu không đi được rất đau đớn và dễ dẫn tới căng thẳng. Căng thẳng cũng làm tăng nguy bị trĩ sau sinh. Mặt khác, khi bị táo bón, việc đi đại tiện khó khăn khiến các mẹ bầu phải gắng sức rắn. Phân cứng và bị khô cọ xát vào thành tĩnh mạch quanh vùng hậu môn, làm tổn thương các bó tĩnh mạch, từ đó gây nên trĩ

Táo bón là nguyên nhân phổ biến gây trĩ sau sinh

Việc giải quyết không triệt để táo bón khi mang thai dẫn tới tình trạng sa búi trực tràng và gây nên trĩ sau khi sinh, đặc biệt là sinh thường, khi mà các mẹ phải rặn hàng giờ khi chuyển dạ.

Hiện nay, tỷ lệ mẹ bầu bị trĩ ngày càng gia tăng. Và để trĩ không trở thành nỗi ám ảnh sau sinh, ngay bây giờ các mẹ bầu bị táo bón hãy ngừng ngay những việc sau đây.

Nhịn đi vệ sinh

Nhịn đi cầu rất phổ biến ở mẹ bầu bị táo bón. Mỗi lần đi vệ sinh như cực hình, đau đớn nhưng không được rặn mạnh khiến các mẹ khó chịu và mệt mỏi. Do đó mẹ bầu có xu hướng nhịn đi vệ sinh, chấp nhận cảm giác phân ứ trong trực tràng. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Khi phân càng bị ứ đọng lâu, quá trình tái hấp thu nước diễn ra mạnh mẽ. Phân trở nên khô cứng, trực tràng bị giãn rộng và búi tĩnh mạch hậu môn bị tổn thương do cọ xát. Tình trạng táo bón càng trở nên trầm trọng, tăng nguy cơ trĩ sau sinh.

Lười vận động

Mẹ bầu thường hạn chế vận động vì sợ ảnh hưởng đến thai. Hơn nữa, khi mang thai cơ thể mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi. Các cơn đau âm ỉ vùng bụng và vùng xương chậu do thai nhi chèn ép khiến các mẹ chỉ muốn ngồi hoặc nằm yên một chỗ. Cơ thể không được vận động, hệ tiêu hóa vì thế mà hoạt động kém hiệu quả khiến di chuyển phân khó khăn. Khi mẹ bầu chịu khó tập yoga, bơi lội hoặc đi lại nhẹ nhàng giúp cải thiện rõ rệt táo bón trong thai kỳ.

Lạm dụng các loại thuốc bổ

Thuốc bổ được các mẹ rất ưa chuộng. Một số loại chất rất cần thiết cho mẹ và bé ngay từ những ngày đầu như sắt, acid Folic và calci. Tuy nhiên, các loại thuốc bổ này đều gây trầm trọng hơn tình trạng táo bón của mẹ. Trong khi đó, Sắt và Calci hoàn toàn có thể bổ sung bằng những thực phẩm mẹ ăn hàng ngày. Nhưng rất ít mẹ quan tâm và tìm hiểu đến phương pháp tự nhiên mà an toàn này.

Sử dụng thuốc thụt hay thuốc nhuận tràng trong điều trị táo bón  bà bầu.

Với những mẹ bầu mất cả tuần, thậm chí nửa tháng không đi cầu được thì việc sử dụng thuốc nhuận tràng (cơ học hoặc mềm phân) hoặc thuốc thụt là là hoàn toàn có thể. Nhưng chỉ nên sử dụng một vài lần trong cả thai kỳ dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Thực tế, một số mẹ vì quá đau đớn, mệt mỏi với táo bón mà đã lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc sử dụng thuốc thụt. Điều này không những không giải quyết được táo bón mà còn làm cho táo bón ngày càng trầm trọng. Đặc biệt việc thụt tháo tăng nguy cơ bị trĩ ngay cả trong thai kỳ.

Giải pháp ngăn chặn trĩ, đánh bay táo bón mẹ Tây đang dùng

Tỷ lệ bị trĩ sau sinh đang tăng lên mức báo động. Hiện có quá ít sự lựa chọn an toàn để điều trị táo bón cho mẹ bầu nên các mẹ đành chấp nhận sống chung với táo bón. Do vậy, rất cần một giải pháp giúp giải quyết ngay táo bón và hạn chế sự tiến triển của trĩ mà an toàn cho mẹ bầu.

Hiện nay tại châu Âu, một xu hướng an toàn chuyên sử dụng trong điều trị táo bón bà bầu là kết hợp một số loại thảo dược chuẩn hóa như dịch chiết Manna, nước ép Mận khô và Kiwi cùng với thành phần chất xơ tự nhiên như Inulin hay Pectin táo. Dạng siro kết hợp của các loại dịch chiết này đã được chứng minh cho hiệu quả điều trị táo bón nhanh chóng và tuyệt đối an toàn với mẹ bầu.

Chỉ sử dụng thảo dược chuẩn hóa điều trị táo bón cho mẹ bầu

Điều đặc biệt là các thảo dược được sử dụng cho mẹ bầu đều được lựa chọn, chuẩn hóa và sản xuất theo tiêu chuẩn khắt khe nhất (cGMP Hoa Kỳ), do đó hoàn toàn an toàn khi mẹ bầu sử dụng lâu dài trong thai kỳ.

Mẹ bầu hoặc sau sinh đang bị táo bón cần tư vấn tốt nhất có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1800 8070 hoặc hotline 0916 84 77 22 .

Để tìm hiểu kĩ hơn về sự kết hợp độc đáo của các chế phẩm trên, bạn đọc có thể truy cập website www.isilax.vn

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago