• Tin tức
    • Tin tức thời sự
    • Tin tức y học
  • Chuyên khoa
    • Cấp cứu
    • Da liễu
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khớp
    • Mắt
    • Ngoại khoa
    • Nội tiết
    • Phục hồi chức năng
    • Răng Hàm Mặt
    • Tai Mũi Họng
    • Thần kinh
    • Tiết niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Truyền nhiễm
    • Ung thư
  • Sức khoẻ
  • Mẹ và bé
    • Bé
    • Mẹ
    • Nuôi dạy trẻ
    • Mang thai
  • Dinh dưỡng
  • Thuốc
    • Đông y
    • Thông tin thuốc
    • Thuốc tốt
    • Khuyến cáo
  • Vợ chồng
  • Hỏi đáp y học
  • Y học Thể thao
  • Video
All Rights ReservedView Non-AMP Version
Ad
Y học Bạch Mai Mẹ và bé Bé Ghép tế bào gốc để chữa rối loạn thần kinh ruột
Bé

Ghép tế bào gốc để chữa rối loạn thần kinh ruột

Ad
Ghép tế bào gốc để chữa rối loạn thần kinh ruộtGhép tế bào gốc để chữa rối loạn thần kinh ruột

Ghép tế bào gốc để chữa rối loạn thần kinh ruột

Sau lần thứ ba ghép tế bào gốc vào tủy sống, cháu Lê Thế Anh Đức, 6 tuổi tại Đà Nẵng đã phục hồi sức khỏe, ăn uống bình thường thay vì nôn mửa, chướng bụng mỗi ngày như trước.

Chị Nguyễn Thị Hồng An, mẹ bé Lê Thế Anh Đức cho biết, khi mang thai đến tuần 35, bác sĩ siêu âm chẩn đoán trước sinh đã phát hiện bé bị giãn bàng quang. Từ lúc 3 tháng tuổi, bắt đầu biểu hiện bệnh, bé Đức đã phải thăm khám ở rất nhiều bệnh viện, không chỉ ở Đà Nẵng mà còn vào TP HCM và ra Hà Nội. Bé được chẩn đoán mắc nhiều chứng bệnh khác nhau, uống thuốc nhưng chỉ bớt chướng bụng thời gian ngắn rồi lại tái phát.


Các bác sĩ ở Đà Nẵng đã giới thiệu gia đình tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City gặp Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm – chuyên gia đầu ngành về nhi khoa để tìm cách chữa cho bé. Kết quả giải phẫu bệnh trước đây cho thấy hệ thống thần kinh ruột của bé bị loạn sản bất thường, hay còn gọi là rối loạn thần kinh ruột bẩm sinh. Đây là căn bệnh hiếm gặp, làm thay đổi chức năng của hệ tiêu hóa và bài tiết.

Với căn bệnh này, người bệnh bị chướng bụng, bí hơi, nôn mửa, táo bón dẫn đến ăn kém và suy dinh dưỡng, đồng thời có thể thường xuyên phải nhập viện cấp cứu do bị tắc ruột.“Hàng ngày, Đức hầu như chỉ được ăn một bữa sáng bình thường. Chiều cháu không thể ăn được vì đầy hơi, nếu có sau đó cũng nôn trớ hết. Cháu bị táo bón, 3-7 ngày mới đi cầu một lần, kèm theo tiểu lắt nhắt. Vì thế, cháu bị suy dinh dưỡng, bụng lúc nào cũng to nhưng chân tay thì lại tong teo”, chị An chia sẻ.


Một số kinh nghiệm và bước đầu thành công trong nghiên cứu ghép tế bào gốc chữa các bệnh chấn thương tủy sống, bại não và tự kỷ. Đây đều là các bệnh có tổn thương hệ thống tế bào thần kinh. Khi người bệnh ghép tế bào gốc, các tế bào này có thể biệt hóa thành những tế bào thần kinh mới, giúp tái tạo và phục hồi tổn thương. Bệnh của bé Đức cũng là một dạng tổn thương thần kinh chỉ đạo hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì thế, Giáo sư Liêm đã có ý tưởng ghép tế bào gốc điều trị.

Hiện y học chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể chữa triệu chứng. Khi tiếp nhận bệnh nhi này, Giáo sư Liêm đã suy nghĩ, tìm đọc các tài liệu trên thế giới để tìm một phương pháp điều trị đặc thù cho bé.

Cùng hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, phục hồi chức năng, cuối cùng Giáo sư Liêm đã đưa ra quyết định táo bạo, tiến hành ghép tế bào gốc chữa trị căn bệnh bẩm sinh này. Kết quả của 3 lần ghép (2 lần đầu truyền vào các tạng; lần 3 ghép vào tủy sống) đã đem lại thành công.

Đến nay, sau 1,5 năm chữa trị tình trạng sức khỏe của bé Đức đã thay đổi. Bé có thể đi tiểu và đi ngoài được gần như bình thường, bụng không còn chướng. Do có thể ăn uống bình thường, không bị bỏ bữa nên tăng được 8kg, đã đạt cân nặng chuẩn theo lứa tuổi.

Yhocvn.net (Theo VnExpress)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Danh sách các ngân hàng uy tín lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn

+ Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn nổi tiếng thế giới và chi phí lưu trữ

adminyhoc

Next Phương pháp tránh thai an toàn cho cô dâu trẻ »
Previous « Cảnh sát biển cứu ngư dân bị nạn ở Cù Lao Chàm
Share
Published by
adminyhoc
10 years ago

    Related Post

  • Giai đoạn trẻ mắc bệnh sởi cha mẹ cần cẩn trọng tránh biến chứngGiai đoạn trẻ mắc bệnh sởi cha mẹ cần cẩn trọng tránh biến chứng
    Giai đoạn trẻ mắc bệnh sởi cha mẹ cần cẩn trọng tránh biến chứng
  • Phòng ngừa cúm A cho trẻ như thế nào
  • Thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ

Recent Posts

  • Khớp

Chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân ung thư xương

Đối với người mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư xương nói riêng việc…

3 days ago
  • Khớp

<strong>Ung thư xương nguyên phát thứ phát, phương pháp điều trị</strong>

Ung thư là căn bệnh mang tên tử thần, là nỗi ảm ảnh của nhân…

4 days ago
  • Khớp

Ung thư xương và những dấu hiệu nhận biết

Trong các bệnh về xương khớp, ung thư xương là một loại ung thư hiếm…

5 days ago
  • Khớp

Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp và những hệ lụy

Bao hoạt dịch khớp có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn, giảm ma…

6 days ago
  • Khớp

Thoát vị đĩa đệm nỗi khổ không chỉ của riêng ai

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng phổ biến của cột sống, là nỗi…

1 week ago
  • Khỏe đẹp

Bật mí 8 thực phẩm hỗ trợ da trẻ đẹp, rạng rỡ

Để sở hữu làn da đẹp rạng rỡ, chế độ ăn uống đóng vai trò…

1 week ago
All Rights ReservedView Non-AMP Version
  • Lline