Categories: Khuyến cáo

Đang dùng thuốc cấm sử dụng những thực phẩm này kẻo chết lúc nào chẳng hay

Đang dùng thuốc cấm sử dụng những thực phẩm này kẻo chết lúc nào chẳng hay các bạn hãy cẩn trọng đừng để hối không kịp.

Thực phẩm không nên dùng cùng với thuốc kháng sinh

Nước cam:

Loại đồ uống phổ biến nhất mà nhiều người thường dành cho người ốm là nước cam tuy nhiên, không nên uống nước cam cùng thuốc kháng sinh vì trong nước cam chứa axit có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, dẫn đến giảm tác dụng. Nước cam cũng có thể làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.

Nước ép bưởi:

Không nên dùng chung nước ép bưởi khi uống một số loại thuốc như thuốc chống dị ứng và các thuốc an thần, thuốc ngủ vì sẽ dễ dẫn đến cảm giác chóng mặt. Khi dùng chung với thuốc làm giảm cholesterol còn có thể khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp, dùng nhiều có thể dẫn đến suy thận.

Cà phê:

Không nên uống cà phê cùng với thuốc nhất là với thuốc kháng sinh. Bởi trong cà phê có chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt. Thuốc cảm và cà phê cũng không được dùng cùng nhau vì sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và gây ra đau đớn.

Trà xanh:

Mặc dù trà xanh là đồ uống có rất nhiều tác dụng như giúp đào thải độc tố, chống lão hóa nhưng không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Hợp chất tanin sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Nếu muốn, bạn chỉ nên uống trà sau khi uống thuốc 1-2 tiếng.

Sữa:

Sữa cũng là một loại đồ uống không nên dùng chung với thuốc. Canxi trong sữa có thể cản trở hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp cũng như thuốc kháng sinh. Vì vậy, nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới uống sữa.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh

Không tự ý sử dụng thuốc

Kháng sinh chỉ có tác dụng đối với những bệnh do vi khuẩn, còn những bệnh do vi-rút gây nên (như cảm lạnh, cúm mùa) thì cho dù có dùng kháng sinh nhiều đến mấy cũng không ăn thua. Uống vào không những không khỏi bệnh mà người càng mệt mỏi hơn do gan, thận phải mất công thải ra, ảnh hưởng tới chức năng của gan thận. Ngoài ra cơ chế hoạt động của kháng sinh là tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh, nhưng nếu không có nó còn diệt cả những vi khuẩn không gây bệnh, vi khuẩn có lợi.

Không tự ý ngừng sử dụng hoặc đổi loại thuốc

Nhiều người khi thấy bệnh thuyên giảm nghĩ mình đã khỏi bệnh liền bỏ thuốc mặc dù vẫn chưa uống hết liều. Tác hại của việc này là gây nhờn thuốc. Do vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn mà mới chỉ bị yếu đi, nếu bỏ thuốc, rất có thể chúng sẽ hồi phục và bệnh thậm chí còn nặng hơn. Tình trạng nhờn thuốc cũng có thể do người bệnh uống chưa đủ liều nhưng thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm liền yêu cầu bác sĩ đổi loại thuốc. Do vậy cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định cũng như liều dùng của bác sĩ.

Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago