Dùng corticoid – con dao hai lưỡi
Corticoid (còn gọi là glucocorticoid) là nhóm thuốc có gốc steroid. Việc thuốc này ra đời được coi là “thần dược”. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Corticoid được dùng để điều trị và phòng ngừa nhiễu bệnh hiểm nghèo. Các corticoid được ví như con dao hai lưỡi, mà lưỡi nào cũng sắc. Đây là nhóm thuốc rất hay được sử dụng, không những ở bệnh viện mà cả ở cộng đồng. Do hiệu quả cao nên nó hay bị lạm dụng và gây nhiều tai biến khôn lường.
Corticoid là thuốc gì?
Corticoid là một nội tiết tố do hai tuyến thượng thận bài tiết vào trong máu, hai tuyến này nằm ngay ở phía trên hai quả thận. Bình thường thì corticoid giúp cơ thể chống lại những tình huống nguy kịch (đau đớn, nhiễm trùng…), vì có cấu trúc hóa học steroid nên được gọi tắt là nhóm thuốc corticoid. Đến nay người ta đã tổng hợp được rất nhiều nhóm thuốc steroid và sử dụng rộng rãi, đồng thời cũng kéo theo tình trạng lạm dụng thuốc rất phổ biến.
Trên thị trường, thuốc chứa corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng dùng khác nhau:
Dạng viên (corticoid dùng đường uống)
Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, trong khớp, cơ
Dạng hít qua miệng
Dạng xịt mũi
Dạng dung dịch dùng với máy khí dung
Dạng kem, gel, thuốc mỡ…. dùng tại chỗ (bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi, tai….)
Thuốc hay vì có nhiều công dụng trị bệnh
Các loại corticoid thường gặp trong thành phần của thuốc là: hydrocortisone, prednisolone, prednisone, methylprednisolone, triamcinolone, fluticasone, beclomethasone, betamethasone, dexamethasone, clobetasone, budesonide…cho thấy các nhóm thuốc này rất đa dạng, nhiều chủng loại và mỗi loại lại có rất nhiều tên thương mại khác nhau.
Việc ứng dụng corticoid đề điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Có thể kể một số công dụng điều trị như sau:
– Chống viêm ở giai đoạn sớm, giai đoạn muộn bất kể nguyên nhân gì như cơ học hóa học, nhiễm khuẩn…
– Bệnh dị ứng: sốc phản vệ (thường là sốc khi dùng thuốc bị dị ứng gây tụt huyết áp), mề đay, phù do dị ứng…
– Bệnh ngoài da: chàm, vẩy nến, viêm da dị ứng, trị sẹo lồi, sẹo phì đại.
– Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
– Bệnh khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do thấp khớp, bệnh thoái hóa khớp, viêm các khớp ngoại vi, những tình trạng bệnh lý do chấn thương khớp.
– Bệnh miễn dịch: hội chứng thận hư nguyên phát, bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
– Bệnh lý mắt: trị viêm phần trước mắt, bệnh lồi mắt do Basedow.
– Bệnh tiêu hóa: viêm loét đại tràng xuất huyết, bệnh Crohn, viêm gan mạn tự miễn.
– Bệnh ác tính: bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, lymphomas, đau tủy.
– Huyết học: xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (do cơ chế miễn dịch), tán huyết miễn dịch.
Chính vì nhiều công dụng như thế nên nhiều người đã lầm tường rằng thuốc corticoid là loại “thần dược”, trị được bách bệnh.
Những tác dụng có hại của corticoid là gì?
Những tác hại này thường gặp ở những người cùng corticoid lâu dài.
– Gây suy tuyến thượng thận do khi dùng thuốc corticoid từ ngoài vào cơ thể sẽ làm ức chế tuyến thượng thận bài tiết ra corticoid, dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng bài tiết corticoid của chính cơ thề người đó. Lúc đó cơ thề hay mệt mỏi, nôn ói, nặng hơn nữa có thẻ gây huyết áp thấp hay tụt huyết áp.
• Tăng cân do giữ muối nước, cơ thể bệnh nhân mập ra, vai rộng, bụng to, chân tay teo lại, da mỏng dẻ bầm máu, nứt da bụng, rậm lông…
– Tăng huyết áp do hệ thống Renin-Angiotensin.
– Đái tháo đường khoảng 10% bệnh nhân, biểu hiện khác và tiểu nhiều.
– Thận dễ bị sỏi thận do tăng đào thải ion Calci qua đường niệu, nên dễ gây lắng đọng Calci ở đường tiết niệu dẫn đến sỏi.
– Rối loạn sinh dục gây liệt dương, hoặc thiểu năng sinh dục ở nam giới, ở nữ có thể rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh.
– Loét dạ dày tá tràng hay gặp bệnh nhân dùng chung thuốc kháng viêm không Steroid.
– Bệnh cơ quan hô hấp do Cortisol làm giảm sức đề kháng của cơ thế, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng như lao phổi, viêm phổi, nhiễm trùng khó lành, dễ bị nhiễm khuẩn huyết…
– Loãng xương vì uống corticoid lâu ngày làm cho xương bị mất chất vôi, do giảm hấp thu calci ở ruột, tăng thải calci qua đường tiểu; calci huy động từ xương ra máu, xương xốp dần nên nên khi té ngã dễ bị gẫy xương.
– Hạ kali trong máu làm bệnh nhân bị yếu cơ, có thể loạn nhịp tim.
– Hoại tử xương vô trùng thường ở đầu xương đùi.
– Teo cơ chủ yếu cơ mông, cơ tứ đầu đùi.
– Đục thủy tinh thề, tăng nhẵn áp.
– Tâm thần kinh biểu hiện mất ngủ, nóng nảy, kém chú ỷ, cơn hưng phấn hay trầm cảm, ý định tự tử.
– Thai kỳ có thề gây hại cho thai.
– Làm trẻ em chậm phát triển chiều cao, dẫn đến bị lùn. Do ảnh hường trực tiếp tế bào xương.
– Nhiều loại kem trị mụn chứa corticoid nếu dùng dài ngày sẽ làm mụn nổi nhiều hơn khi ngưng thuốc hoặc gây nám da mặt
Những trường hợp nào trong thực tế sử dụng corticoid không đúng gây tác dụng có hại?
Thường thường khi dùng corticoid làm giảm triệu chứng đau, ngứa… rất nhanh, do đó người ta hay lạm dụng corticoid để điều trị. Có một số tình huống sau đây mà bệnh nhân hay dùng corticoid dẫn đến tác dụng có hại:
– Dùng thuốc nam, đông y sản xuất sai qui cách, thường người ta hay cho thêm corticoid để làm giảm triệu chứng nhanh.
– Lạm dụng corticoid điều trị đau khớp mặc dù chưa cần thiết.
– Dùng với mục đích tăng cân.
– Tiêm corticoid tác dụng kéo dài (thường thuốc màu đục) để điều trị hen phế quản, đau nhức…
Làm sao đề tránh những tác hại của corticoid?
– Quan trọng nhất là phải dùng corticoid đúng chỉ định và theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Không nên uống thuốc đông y dạng viên mà không rõ thành phần.
– Khi cần dùng lâu dài corticoid phải được bác sĩ theo dõi sát đề xử trí kịp thời nếu xảy ra tác dụng có hại.
Quy trình điều trị và giáo dục bệnh nhân lạm dụng corticoid
– Để duy trì cân bằng sinh lý bình thường, tùy từng bệnh nhân, lượng Corticoid (ví dụ: Prednisone) thay thế có thể thay đổi từ 5mg đến 7,5mg chia làm 2 lần: 2/3 vào buổi sáng, 1/3 vào buổi chiều.
• Trong quá trình điều trị, theo dõi đánh giá bệnh nhân, tiến hành giảm dần liều Corticoid, sau đó ngưng hẳn.
– Trong thời gian dùng thuốc Corticoid cũng như trong giai đoạn chờ tuyến thượng thận phục hồi ”bệnh nhân phải được cảnh báo khi có stress, nhiễm trùng … phải nhập viện ngay”.
– Trong thời gian dùng thuốc Corticoid, bệnh nhân nên có chế độ ăn giảm muối, giảm đường, giau đạm, giàu Calci, bổ sung thêm KCI, vận động…
– Việc ngưng dùng corticoid cũng là cả một khoa học và nghệ thuật nhằm giúp phục hồi chức năng tuyến thượng thận của bệnh nhân. Có thể giảm liều mỗi ngày hoặc dùng một ngày, ngưng một ngày; dùng thuốc ban ngày không dùng ban đêm đế tuyến thượng thận làm việc đều đặn trở lại và tiếp tục tiết ra nội tiết tố corticoid tự nhiên hàng ngày.
Bệnh nhân lạm dụng Corticoid gây hội chứng Cushing do thuốc, vì khuynh hướng sử dụng nhiều Corticoid, nhiều dược phẩm chứa Corticoid, kể cả những dược phẩm bán không cần toa cũng như các thuốc đông y.
Khi nghi ngờ hội chứng Cushing phải hỏi kỹ tiền căn sử dụng thuốc, tiến hành làm các xét nghiệm sinh hoá, chẩn đoán hình ảnh để định vị nguồn gốc của rối loạn này. Không có một xét nghiệm nào nhạy cảm và đặc hiệu 100%.
Hội chứng cushing do thuốc
Tiền căn:
Hen suyễn, đau khớp, chàm, bệnh tự miễn … phải dùng thuốc Corticoid, hoặc tự dùng các thuốc Tàu, thuốc tề…
Biểu hiện:
Về Cushing: mặt tròn, đỏ, tụ mỡ vùng vai, ngực, bụng, tay chân teo, da mỏng, dấu xuất huyết dưới da tự nhiên hoặc do va chạm….
Có thể có bệnh lý khác : tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm dạ dày, loãng xương…
Có thể có dấu hiệu bức rứt, khó chịu, mỏi mệt, buồn nôn, nôn… do tình trạng thiếu Cortisol cấp.
Cận lâm sàng:
+ Cortisol/ máu: thấp hoặc ở mức thấp của giới hạn binh thường.
+ Tùy theo bệnh trạng có thể có rối loạn chất điện giải (Na+, K+) trong ion đồ.
+ Tùy theo bệnh lý đi kèm, có thề có đường huyết tăng, công thức bạch cầu tăng…
Xử trí tình trạng thiếu Cortisol cấp (do ngưng thuốc đột ngột)
Lâm sàng:
+ Bệnh nhân mệt mỏi, bức rứt, đau nhức, buồn nôn, nôn…
+ Rối loạn tâm thần, buồn ngủ, co giật, động kinh…
+ Trụy tim mạch: mạch nhanh, huyết áp tụt, mất nước, toan chuyển hóa…
+ Rối loạn thân nhiệt Cận lâm sàng:
+ Điển hình, ion đồ máu: Na+ giảm , K+ bình thường hoặc tăng + Dấu hiệu cô máu.
+ Cortisol/máu: giảm hoặc bình thường.
Điều trị: “Thừa còn hơn thiếu và chậm”
+ Bù nước và điện giải, glucose + Hydrocortisone ổng 100mg/2mL, tiêm mạch chậm o N1: 3-6 ống o N2,3: 2-3 ống
o Sau đó giảm dần, chuyển sang thuốc uống Prednisone 20-30mg/ngày.
+ Thêm mineralo-corticoid, nếu cần. Hoạt chất: 9-anpha-fluorocorticoid acetate (Florinef) 0,05- 0,1 mg/ngày
+ Luôn luôn chú ý bù Kali, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
+ Theo dõi sát bệnh nhân trong vòng 24- 48 giờ.
+ Giải quyết yếu tố thuận lợi gây stress: nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa.
Lưu ý:
Trong trường hợp cần đánh giá trục hạ đồi- tuyến yên thì dùng
Dexamethasone ngay từ đầu, thay vì dùng Hydrocortisone.
Yhocvn.net (Trích lược theo Ths Bs Phạm Hữu Thái)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…