Mắt

Cách chăm sóc mắt sau mổ glôcôm và các biến chứng

Hướng dẫn cách chăm sóc mắt sau mổ glôcôm, các biến chứng sau mổ

Bệnh glôcôm (glaucoma) hay còn gọi là bệnh Thiên đầu thống, là 1 bệnh rất nguy hiểm vì nó làm giảm và mất thị lực của người bệnh vĩnh viễn, không có khả năng hồi phục. do vậy, đối với những hình thái glôcôm mà có triệu chứng đau nhức mắt, nhức đầu thì người ta thường nghĩ đến bệnh glôcôm. Tuy nhiên, không phải hình thái glôcôm nào cũng có triệu chứng này, mà triệu chứng chủ yếu là nhìn mờ như glôcôm góc đóng mãn tính, glôcôm góc mở… khi khám bệnh mắt các bác sỹ thường thấy nhãn áp (NA) cao là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân glôcôm nói chung.

Glôcôm NA không cao là 1 hình thái đặc biệt của glôcôm góc mở, triệu chứng rất ít, không có đau nhức mắt, đau nhức đầu, nhãn áp không cao, triệu chứng cơ năng duy nhất là nhìn mờ, do vậy, chúng ta thường ít nghĩ đến bệnh glôcôm. Do vậy việc chẩn đoán bệnh glôcôm nhãn áp không cao thường rất khó khăn và được chẩn đoán muộn

Glôcôm nhãn áp không cao được mô tả lần đầu tiên bởi Albrecht Von Graefe vào năm 1857, là một hình thái glôcôm góc mở nguyên phát trong đó không có nhãn áp cao.

Theo quan điểm hiện nay thì glôcôm nhãn áp không cao không chỉ đơn thuần là bệnh lý của thị thần kinh trước mãn tính mà nó còn kết hợp sự bất thường của đĩa thị, dẫn đến thay đổi thị trường mà nhãn áp vẫn trong giới hạn bình thường. Như vậy sự khác nhau giữa glôcôm góc mở nguyên phát và glôcôm nhãn áp không cao là nhãn áp cao mà thôi.

Các thể bệnh glocom

Glôcôm góc đóng cơn cấp: đau nhức mắt đột ngột dữ dội, lan lên đỉnh đầu, mắt đỏ, mi nề, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, nhìn mờ như qua màn sương, nhìn đèn có quầng xanh đỏ, mắt căng cứng như hòn bi.

Glôcôm góc đóng bán cấp: thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau nhức mắt, nhức đầu thoảng qua kèm theo nhìn mờ. Qua cơn thị lực trở lại bình thường. Các cơn tăng dần về tần suất, mức độ, thị lực ngày càng giảm, thị trường thu hẹp.

Glôcôm góc mở: bệnh xuất hiện âm thầm, tiến triển mạn tính, lần lượt qua từng giai đoạn, thị lực trung tâm thường được bảo tồn đến giai đoạn muộn, người bệnh không nhận thấy thị lực ngày càng giảm nên thường đến khám khi bệnh đã tiến triển nặng. Đa số người bệnh không đau nhức mắt hay nhức đầu, một số người có cảm giác nặng, căng tức mắt thoáng qua, nhìn mờ như qua màn hình sương, nhìn đèn có quầng xanh đỏ, xuất hiện thành tưng cơn ngắn rồi lại tự hết. Triệu chứng không rõ ràng nên thường ít được người bệnh quan tâm.

Chăm sóc ở giai đoạn sớm sau mổ glôcôm

Ngay sau mổ, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dùng thuốc theo đơn của bác sỹ, tra thuốc đúng cách, đúng thời gian quy định. Khoảng thời gian giữa các lần tra thuốc phải tương đối đều nhau, chia theo các buổi sáng, trưa, chiều, tối.

Các thuốc khác nhau phải tra cách nhau tối thiểu 10 phút để tránh các phản ứng chéo có thể xảy ra. Khi tra thuốc, cách tốt nhất là kéo nhẹ mi dưới xuống và nhỏ vào cùng đồ dưới.

Bệnh nhân cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không đưa tay bẩn lên xoa mặt, đặc biệt là không chạm tay bẩn vào mắt, tránh va chạm mạnh vào mắt như: vắt tay lên trán, nằm sấp, vận động mạnh…Bệnh nhân cùng nên có tâm lý thoải mái, tránh lo lắng thái quá về bệnh tật gây căng thẳng thần kinh.

Những ngày đầu sau mổ, bệnh nhân cần được có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, không cần ăn kiêng nhưng tránh dùng các chất kích thích (như rượu, bia, cà phê…). Các gia vị có thể khiến ngon miệng hơn nhưng dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu cũng nên tránh.

Chăm sóc sau khi ra viện

Bệnh nhân vẫn tiếp tục phải giữ vệ sinh vùng mắt, tránh hoạt động, vận động nặng cho đến khi bác sĩ cho phép. Bệnh nhân tuyệt đối không để mắt bị bụi hay nước dính vào, thường xuyên đeo kính bảo hộ mắt, nhỏ thuốc mắt và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng thời gian.

Do sau mổ có thể gặp một số biến chứng như: xuất huyết tiền phòng, dò mép mổ, bong hắc mạc, phản ứng viêm màng bồ đào và nặng nề nhất là glôcôm ác tính, nhiễm khuẩn gây viêm mủ nội nhãn….

Vì thế trong những tuần đầu sau mổ, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ khám và dùng thuốc theo đơn của bác sỹ, đặc biệt khi thấy mắt có biểu hiện nhìn mờ hay đau nhức thì cần phải đến khám ngay.

Mục đích trong điều trị glôcôm là bảo tồn chức năng thị giác cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải là bệnh đã hoàn toàn được chữa khỏi sau phẫu thuật mà vẫn có nhiều trường hợp, sau nhiều năm, bệnh vẫn tiếp tục tiến triển dẫn tới mù loà mặc dù đã được phẫu thuật nhiều lần.

Thống kê cho thấy: có tới 46,3% trường hợp bệnh glôcôm vẫn tiếp tục tiến triển mặc dù đã được can thiệp phẫu thuật – mà một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra là do bệnh nhân không đến khám và theo dõi thường xuyên. Do đó, bệnh nhân cần phải ý thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, đến khám để được theo dõi bệnh thường xuyên tại các cơ sở y tế.

Bệnh nhân glôcôm đến khám sẽ được đánh giá chức năng thị giác bao gồm thị lực, thị trường, nhãn áp và các tổn thương thực thể, trong đó quan trọng nhất là đầu dây thần kinh thị giác và lớp sợi thần kinh quanh gai thị.

Ngoài khám lâm sàng, bệnh nhân còn được làm các xét nghiệm cận lâm sàng như đo thị trường, chụp ảnh đáy mắt, chụp cắt lớp võng mạc… Những kết quả đánh giá được lưu lại để tiện theo dõi ở những lần khám sau.

Chế độ theo dõi định kỳ

Tuỳ theo từng trường hợp có mức độ điều chỉnh nhãn áp, có sự tiến triển của bệnh nặng hay nhẹ và đặc biệt những bệnh nhân có bệnh toàn thân phối hợp như tiểu đường, tim mạch mà đến khám sớm hay muộn, thường xuyên hay không.

   + Những trường hợp không có tổn hại tiến triển của bệnh, nhãn áp điều chỉnh ( nhãn áp < 21mm Hg) thì chỉ cần khám lại từ 3 đến 6 tháng một lần.

   + Những trường hợp có nhãn áp tăng cao thì cần phải hạ nhãn áp bằng mọi cách, có thể bằng thuốc hay phẫu thuật.

   + Những trường hợp có nhãn áp thay đổi thất thường, đặc biệt đã có tổn hại tiến triển của bệnh thì cần phải có chế độ theo dõi thường xuyên, có thể phải nhập viện để theo dõi nhãn áp, cần thiết phải mổ lại.   

  + Nếu qua nhiều lần đo, nhãn áp luôn ở mức điều chỉnh nhưng chức năng thị giác vẫn tiếp tục giảm sút thì cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số nhãn áp như độ dày giác mạc trung tâm, chiều dài trục nhãn cầu….

Hoặc mức nhãn áp đó chưa thực sự an toàn với bệnh nhân, cần thiết có thể phải hạ nhãn áp xuống thấp hơn. Một nguyên nhân nữa có thể là ảnh hưởng của  một số bệnh toàn thân như đã đề cập ở trên nên bệnh nhân cần phải khám phát hiện và điều trị các bệnh toàn thân liên quan.

Chế độ dùng thuốc

chăm sóc sau mổ glocom

Glôcôm với biểu hiện tổn thương đầu dây thần kinh thị giác và lớp sợi thần kinh quanh gai gây suy giảm chức năng thị giác. Do đó, bệnh nhân cần dùng thường xuyên các thuốc tăng cường tuần hoàn (giloba, tanakan…) thuốc bảo vệ thành mạch (rutin C), các vitamin nhằm tăng nuôi dưỡng cho các sợi thần kinh thị giác. Chế độ dùng thuốc cần theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Một số biến chứng muộn sau mổ

Việc khám định kỳ sau mổ glôcôm không những ngăn chặn được tổn hại tiến triển của bệnh mà còn phát hiện và xử trí kịp thời những biến chứng muộn của phẫu thuật. Một số biến chứng muộn có thể xảy ra sau mổ glôcôm như:

+  Đục thể thuỷ tinh: gây giảm thị lực từ từ, có thể xử trí bằng phẫu thuật thay thể thuỷ tinh nhân tạo.

+ Viêm màng bồ đào: triệu chứng là nhìn mờ kèm đau nhức, cần phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

+ Viêm mủ nội nhãn, nhãn viêm giao cảm: là những biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu là thị lực giảm sút nhanh kèm đau nhức dữ dội. Những biến chứng này cần xử trí cấp cứu vì nó thường để lại hậu quả vô cùng nặng nề, có thể phải bỏ mắt.

+ Vỡ dò sẹo bọng: đây cũng là biến chứng cần xử trí cấp cứu. Thường xảy ra trên những mắt có sẹo mổ quá bọng, mỏng, bệnh nhân thường thấy cộm nhiều. Khi thấy tại mắt có nước chảy ra nhiều hơn bình thường thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để được mổ vá lại sẹo. Nếu không xử trí kịp thời thì sẹo dò vỡ sẽ là con đường thông thương giữa môi trường bên ngoài và nội nhãn gây viêm nội nhãn.

+ Phù hoàng điểm dạng nang: dấu hiệu là nhìn mờ. Biến chứng này chỉ cần điều trị nội khoa.

Glôcôm được phát hiện và điều trị sớm là một may mắn cho người bệnh. Tuy nhiên việc tuân thủ chế độ khám, theo dõi định kỳ sau mổ của những bệnh nhân glôcôm mới có thể bảo tồn được chức năng thị giác lâu dài cho họ. Có thể nói theo dõi bệnh glôcôm cho dù đã được điều trị bằng phẫu thuật là việc làm gắn liền với suốt cuộc đời người bệnh.             

Bệnh glôcôm là nguyên nhân gây mù mắt đứng hàng thứ 2 sau đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi. Bệnh glôcôm hay còn gọi là bệnh cườm nước, rất nguy hiểm đối với mắt, gây tổn hại thần kinh và có thể gây mù vĩnh viễn. Người bệnh được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Để duy trì được hiệu  quả điều trị, đối với những bệnh nhân được bác sĩ chỉ định phẫu thuật, điều quan trọng và cần thiết nhất là phải biết những kiến thức về chăm sóc và theo dõi mắt sau phẫu thuật glôcôm.

Sau mổ việc chăm sóc và theo dõi mắt rất quan trọng, sự phục hồi sau mổ của đôi mắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, vệ sinh mắt, điều trị thuốc theo đơn của bác sỹ. Nếu người bệnh không chăm sóc tốt mắt sẽ khiến cho mắt bị nhiễm trùng và gây biến chứng nguy hiểm.

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

10 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

10 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago