>> Tuyệt chiêu chọn nhãn, mít “chuẩn không cần chỉnh” cho các bà nội trợ
Thịt lợn và thịt gà là hai loại thực phẩm được nhiều bà nội trợ ưa dùng. Tuy nhiên, hàng loạt vụ thịt lợn, thịt gà nuôi bằng chất tạo nạc, tiêm thuốc an thần và bơm nước vào bụng trước khi đem bán bị phát hiện khiến người dân lo lắng.
Do đó, để tránh mua phải thịt heo tiêm thuốc an thần gây tác tại khôn lường cho sức khỏe, người tiêu dùng cần biết cách phân biệt nhận biết đúng cách.Cô Nguyễn Thị An (40 tuổi, Mai Dịch, Hà Nội ), chủ của hàng chuyên bán thịt lợn, thịt gà khẳng định rằng, hiện nay rất nhiều người tiểu thương đã bơm thuốc, đặc biệt thuốc an thần, chất tạo nạc vào động vật để tăng trọng lượng, thu được lợi nhuận cao hơn “Rất nhiều lần đến các hộ chăn nuôi, trực tiếp thấy họ bơm nước, chất tạo nạc vào gà, lợn khiến tôi cũng phải rùng mình vì là người trực tiếp bán thịt, gia đình cũng ăn thường xuyên lên tôi rất sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, cho nên tôi thường quan sát và chọn rất kĩ để tránh tình trạng buôn phải thịt lợn, thịt gà bơm nước, thuốc an thần”.
Rất nhiều thịt lợn, thịt gà bơm nước, chất tạo nạc. |
1. Đối với thịt lợn
– Nếu là thịt bị bơm nước, thuốc an thần, khi sờ vào các thớ thịt căng mọng nước, bị rỉ nước. Khi dùng tay ấn vào sẽ nhận thấy rất rõ ràng là có nước chảy ra. Đặc biệt, khi đun, thịt nước ra rất nhiều, miếng thịt bị quắt lại.
– Nếu thái thịt ra mà thấy có những bọc nhỏ màu trắng giữa các thớ thịt thì phải bỏ những miếng thịt đó ngay vì nó đã bị nhiễm kén sán.
– Hương vị thịt khi nấu chín không có vị thơm tự nhiên của thịt lợn được nuôi theo phương pháp truyền thống thì thịt đó nhiễm thuốc kháng sinh, thuốc an thần.
– Thịt có nhiều nạc, màu đỏ tươi thất thường.
– Thịt ngon khi mua dùng tay ấn vào miếng thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Màu sắc bình thường, sáng và khô, không bị nhớt, khối thịt rắn chắc.
– Thịt lợn có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, khối thịt săn chắc, không nhũn nhão, không rỉ dịch, có độ đàn hồi cao.
Thịt có nhiều nạc, màu đỏ tươi thất thường |
Gà bị tiêm thuốc có da trơn trượt, thiếu liên kết với phần thịt |
Đặc biệt, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Vật lý Hà Nội đã tiến hành thí nghiệm và khẳng định, hóa chất để nhuộm vàng da thịt gà rất độc hại, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng như xơ gan, phù phổi, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, người tiêu dùng phải biết cách chọn gà để tránh mua phải hàng đã bị tiểu thương nhuộm hóa chất độc hại.
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…