Hướng dẫn bài tập lên xuống cầu thang cho người bị liệt, đau thần kinh tọa, sau phẫu thuật chân.
Tập lên xuống cầu thang là một bài tập chức năng quan trọng, giúp cải thiện và nâng cao chức năng đi lại của người bệnh. Bài tập này đặc biệt có ích cho những người bệnh có khó khăn trong di chuyển, những người bệnh yếu hoặc liệt. Tập lên xuống cầu thang có thể kết hợp với các dụng cụ trợ giúp (ví dụ: nạng, gậy…). Nếu thành công với bài tập này bệnh nhân có thể dễ dàng di chuyển hơn, không phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người thân, tự tin hơn hòa nhịp lại với cuộc sống
Chỉ định Tập lên xuống cầu thang
– Người bệnh liệt nửa người
– Người bệnh yếu hai chân
– Người bệnh khó khăn trong di chuyển như đau thần kinh tọa, đau một chân, gãy xương chi dưới.
Chống chỉ định tập lên xuống cầu thang
– Thể trạng quá yếu, đứng chưa vững
– Người bệnh có rối loạn tri giác nhận thức, không hiểu lệnh và không điều khiển được các cử động của cơ thể.
Chuẩn bị con người và phương tiện
© Người thực hiện: 01 kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, hoặc người được đào tạo chuyên khoa.
© Phương tiện: ghế, nạng, cầu thang
© Người bệnh
– Người bệnh trang phục gọn gàng
– Giải thích và hướng dẫn cách tập cho người bệnh
© Hồ sơ bệnh án: Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa
Các bước tiến hành
© Tập lên xuống cầu thang (Áp dụng cho người bệnh đau một chân, đau thần kinh tọa, khó khăn khi di chuyển…)
Tư thế người bệnh ban đầu: ngồi trên ghế
+ Lên cầu thang
– Kỹ thuật viên đứng phía sau người bệnh
– Kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh chuyển từ ngồi sang đứng
– Người bệnh bám tay vào thành cầu thang đồng thời bước chân lành lên trước, sau đó đến chân không đau bước lên cùng bậc
– Người bệnh tiếp tục thực hiện lên các bậc tiếp theo
+ Xuống cầu thang
– Kỹ thuật viên đứng phía trước người bệnh
– Người bệnh bám tay lành vào thành cầu thang đồng thời bước chân đau xuống trước, sau đó đến chân lành bước xuống cùng bậc
– Người bệnh tiếp tục thực hiện xuống các bậc tiếp theo
– Người bệnh xoay người ngồi vào ghế
– Dặn dò người bệnh, thu dọn dụng cụ
© Tập lên xuống cầu thang cho người bệnh liệt nửa người
+ Lên cầu thang
– Kỹ thuật viên đứng phía sau người bệnh
– Kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh chuyển từ ngồi sang đứng
– Người bệnh bám tay lành vào thành cầu thang đồng thời bước chân lành lên
trước, sau đó đến chân liệt bước lên cùng bậc chân lành
– Người bệnh tiếp tục thực hiện lên các bậc tiếp theo
+ Xuống cầu thang
– Kỹ thuật viên đứng phía trước người bệnh
– Người bệnh bám tay lành vào thành cầu thang đồng thời bước chân liệt xuống trước, sau đó đến chân lành bước xuống cùng bậc chân liệt
– Người bệnh tiếp tục thực hiện xuống các bậc tiếp theo
– Người bệnh xoay người ngồi vào ghế
– Dặn dò người bệnh, thu dọn dụng cụ
© Tập lên xuống cầu thang với nạng cho người bệnh yếu hai chân
+ Lên cầu thang
– Kỹ thuật viên đứng phía dưới người bệnh
– Hướng dẫn người bệnh chuyển từ ngồi sang đứng (2 nạng đặt phía trước )
– Nếu người bệnh thăng bằng đứng tốt – Kỹ thuật viên chuyển nạng sang hai bên
– Di chuyển với nạng bằng cách đi đu đưa đến gần cầu thang
– Người bệnh sử dụng hai nạng như một. Một tay chống nạng, một tay chống ở lan can
– Đu chân lên trước rồi đến hai nạng lên cùng bậc với hai chân
– Người bệnh đi tiếp lên các bậc thang
+ Xuống cầu thang
– Kỹ thuật viên đứng phía trước người bệnh
– Người bệnh sử dụng hai nạng như một. Một tay chống nạng, một tay chống ở lan can
– Đưa nạng xuống trước rồi đu hai chân xuống sau cùng bậc với nạng
– Người bệnh đi tiếp xuống cầu thang
– Đi đu đưa đến gần ghế và ngồi xuống
– Người bệnh làm kỹ thuật viên sửa sai.
– Dặn dò người bệnh, thu dọn dụng cụ
Theo dõi quá trình tập luyện
– Trong quá trình tập luyện cần theo dõi tránh tập quá sức
– Theo dõi sự tiến triển của người bệnh.
Tai biến và xử trí trong khi tập lên xuống cầu thang
– Chú ý xử trí các tai biến trong khi tập cũng như sau khi tập:
– Tăng huyết áp: Thuốc hạ áp.
– Đau cơ: Thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu.
– Tập quá sức: Nghỉ ngơi.
– Ngã khi tập: Chú ý cẩn thận, tránh ngã.
Yhocvn.net (trích theo hướng dẫn Tập lên xuống cầu thang của BYT)
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…