Phục hồi chức năng

Bài tập di chuyển trên các địa hình theo BYT

Hướng dẫn bài tập di chuyển trên các địa hình cho bệnh nhân liệt, thần kinh tọa, sau phẫu thuật chân

Tập di chuyển trên các địa hình (dốc hoặc rải sỏi hoặc đường gồ ghề…) là một bài tập chức năng quan trọng, giúp cải thiện và nâng cao chức năng đi lại của người bệnh. Bài tập này đặc biệt có ích cho những người bệnh có khó khăn trong di chuyển và những người bệnh yếu hoặc liệt. Bài tập này giúp tạo thuận cho người bệnh tái hội nhập xã hội khi ra viện. Tập di chuyển trên các địa hình có thể kết hợp với các dụng cụ trợ giúp (ví dụ: nạng, gậy….)

Chỉ định tập di chuyển trên các địa hình

– Người bệnh liệt nửa người

– Người bệnh yếu hai chân

– Người bệnh khó khăn trong di chuyển như đau thần kinh tọa, đau hoặc chèn ép dây thần kinh, sau gãy xương chi dưới

Chống chỉ định tập di chuyển trên các địa hình

– Thể trạng quá yếu, đứng chưa vững

– Người bệnh có rối loạn tri giác nhận thức, không hiểu lệnh và không điều khiển được các cử động của cơ thể.

Chuẩn bị con người và phương tiện

+ Người thực hiện: bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

+ Phương tiện: ghế, nạng, địa hình (dốc hoặc rải sỏi hoặc đường gồ ghề…)

+ Người bệnh

– Người bệnh trang phục gọn gàng

– Giải thích và hướng dẫn cách tập cho người bệnh

Các bước tiến hành tập di chuyển trên các địa hình

© Tập di chuyển lên xuống dốc, đường gồ ghề cho người bệnh liệt nửa người

+ Lên dốc

– Tư thế ban đầu người bệnh: ngồi trên ghế

– Tư thế kỹ thuật viên: đứng phía sau người bệnh

– Kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh chuyển từ ngồi sang đứng

– Người bệnh di chuyển đồng thời bước chân lành lên trước, sau đó đến chân liệt

– Người bệnh tiếp tục thực hiện khi lên hết dốc

+ Xuống dốc

– Tư thế kỹ thuật viên: đứng phía trước người bệnh

– Người bệnh di chuyển đồng thời bước chân liệt xuống trước, sau đó đến chân lành

– Người bệnh tiếp tục thực hiện xuống cho tới khi hết dốc

– Người bệnh xoay người ngồi vào ghế

– Dặn dò người bệnh, thu dọn dụng cụ

© Tập di chuyển lên xuống dốc, đường gồ ghề với nạng cho người bệnh yếu hai chân

+ Kỹ thuật viên làm mẫu

+ Lên dốc

– Kỹ thuật viên đứng phía dưới người bệnh

– Hướng dẫn người bệnh từ ngồi sang đứng (2 nạng đặt phía trước )

– Người bệnh giữ thăng bằng đứng tốt – Kỹ thuật viên chuyển nạng sang hai bên

– Di chuyển với nạng cách đi đu đưa đến gần dốc

– Người bệnh sử dụng hai nạng như một. Một tay chống nạng, một tay bám vào người nhà.

– Người bệnh đu chân lên trước rồi đến hai nạng

– Tiếp tục đi tiếp lên hết dốc

+ Xuống dốc

– Kỹ thuật viên đứng phía trước người bệnh

– Người bệnh sử dụng hai nạng như một. Một tay chống nạng, một tay bám vào người nhà.

– Người bệnh đưa nạng xuống trước rồi đu hai chân xuống sau

– Người bệnh đi tiếp xuống cho tới hết dốc.

– Đi đu đưa đến gần ghế và ngồi xuống

– Người bệnh làm, kỹ thuật viên sửa sai.

– Dặn dò người bệnh, thu dọn dụng cụ

Theo dõi tập di chuyển trên các địa hình

– Trong quá trình tập luyện cần theo dõi tránh tập quá sức

– Theo dõi sự tiến triển của người bệnh.

Tai biến và xử trí tập di chuyển trên các địa hình

Chú ý xử trí các tai biến trong khi tập cũng như sau khi tập:

– Tăng huyết áp: Thuốc hạ áp.

– Đau cơ: Thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu.

– Tập quá sức: Nghỉ ngơi.

– Ngã khi tập: Chú ý cẩn thận, tránh ngã.

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Bài tập di chuyển trên các địa hình của Bộ Y tế)

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago