Hướng dẫn bài tập đi trên máy thảm lăn (treadmill) theo BYT
Máy thảm lăn hoặc máy chạy bộ (Treadmill) là thiết bị tập luyện trong phục hồi chức năng và trong rèn luyện sức khỏe hằng ngày. Thiết bị được đặt cố định, cấu trúc có mặt thảm trượt để người tập đi hoặc chạy phía trên. Thảm trượt được trượt bằng trọng lực của người tập hoặc bằng mô tơ điện. Đối với máy có mô tơ điện có thể điều chỉnh được tốc độ của thảm trượt tùy theo khả năng của người bệnh.
Chỉ định tập đi trên máy thảm lăn
– Tai biến mạch máu não
– Chấn thương sọ não
– Chấn thương tủy sống
– Sau lắp chân giả
– Sau lắp các loại nẹp, dép chỉnh hình
Chống chỉ định tập đi trên máy thảm lăn
– Tăng huyết áp
– Người bệnh mất nhận thức
– Người bệnh không tự đứng được
Chuẩn bị con người và phương tiện
+ Người thực hiện
01 kỹ thuật viên vật lý trị liệu, hoặc người được đào tạo chuyên khoa
+ Phương tiện: Máy thảm lăn (Treadmill)
+ Người bệnh
– Người bệnh mặc trang phục gọn gàng, đi giày thể thao.
– Giải thích và hướng dẫn cách tập cho người bệnh.
– Kiểm tra máy và điều chỉnh tốc độ thảm chạy (với máy có mô tơ điện) phù hợp với khả năng của người bệnh.
+ Hồ sơ bệnh án: Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa
Các bước tiến hành tập đi trên máy thảm lăn
– Giúp người bệnh đứng lên máy, hai tay cầm vào tay nắm phía trước của máy (với người bệnh liệt chi trên dùng băng dán cố định tay người bệnh vào tay nắm).
– Với những trường hợp hai chi dưới còn yếu có thể sử dụng hệ thống treo ròng rọc để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
– Thực hiện động tác như đi bộ, thời gian tập từ 20- 60 phút tùy theo tình trạng sức khỏe, khả năng của người bệnh. Trong thời gian tập có thể nghỉ 1-3 lần, thời gian nghỉ mỗi lần từ 3-5 phút.
– Kỹ thuật viên luôn có mặt trong phòng tập để phát hiện những tai biến xảy ra để xử trí kịp thời.
– Trường hợp người bệnh nặng người nhà có thể đứng bên cạnh hỗ trợ.
Theo dõi tập đi trên máy thảm lăn
– Theo dõi những biểu hiện quá sức ở người bệnh.
– Theo dõi huyết áp, mạch.
– Theo dõi sự tiến triển của người bệnh để tăng hoặc giảm tốc độ của thảm trượt (với máy có mô tơ điện).
Tai biến và xử trí
Chú ý xử trí các tai biến trong khi tập cũng như sau khi tập:
– Tăng huyết áp: Thuốc hạ áp.
– Đau cơ: Thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu.
– Tập quá sức: Nghỉ ngơi.
– Ngã khi tập: Chú ý cẩn thận, tránh ngã, người hướng dẫn đứng bên cạnh để sẵn sàng giúp đỡ.
Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Tập đi trên máy thảm lăn của Bộ Y tế)
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…