Nóng nực khó chịu khiến ai cũng muốn giải nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, có một số thời điểm mà bạn thực sự không nên tắm.
“Có một thực tế rằng hạ nhiệt đột ngột có thể gây nên các bệnh lý tim mạch, và chuyện này chỉ vừa mới xảy ra”, Ding Yahui, bác sĩ thuộc Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) nói, sau khi ông vừa dành nhiều giờ đồng hồ để hồi sức cho một bệnh nhân tại phòng cấp cứu của bệnh viện.
“Một bệnh nhân nam 53 tuổi được gia đình đưa vội đến bệnh viện vì nhồi máu cơ tim. Nhưng ông ta đã hôn mê ngay khi được đưa ra khỏi xe cứu thương. Nhân viên phòng cấp cứu ngay lập tức đã cố gắng hết sức tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn và tôi cũng tham gia cấp cứu ngay sau đó. Nhưng những nỗ lực của chúng tôi là vô ích vì nhồi máu trên diện rộng và tình trạng sốc kéo dài”, ông giải thích.
“Trên thực tế, thảm kịch này đến từ một xô nước lạnh được ông ấy sử dụng để giảm sự oi bức của mùa hè. Mặc dù ông ấy coi mình là người khỏe mạnh có thể tay không giết hổ, nhưng ông ấy đã bị đau ngực ngay sau khi dội nước lạnh lên người.”
Khi được đưa vội tới bệnh viện, một lượng lớn cơ tim đã bị tổn thương, và bất kể trình độ chuyên môn của bệnh viện có như thế nào, thì tình trạng của ông ấy vẫn xấu đi và cuối cùng đi đến tử vong.
Vì vậy, hãy đảm bảo bạn không tắm trong 6 tình huống sau đây trong mùa hè:
Khi đổ mồ hôi, mạch máu giãn nở, lỗ chân lông cũng nở to, vì vậy tuần hoàn máu tăng lên. Nếu bạn đột nhiên tắm nước lạnh, mạch máu sẽ co nhỏ và lỗ chân lông cũng đóng lại ngay lập tức. Các kênh thải nhiệt của cơ thể do đó bị chặn lại. Một khi nhiệt cơ thể không thể bị thải ra ngoài, thì dễ dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim cấp tính.
Rượu ức chế các chức năng của gan, gây cản trở sự giải phóng glycogen. Khi tắm, sự tiêu thụ glycogen của cơ thể tăng. Nếu bạn tắm sau khi uống, đường huyết do đó sẽ không được bổ sung đầy đủ. Kết quả là dễ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, hạ đường huyết, thậm chí là hôn mê.
Khi tắm sau bữa ăn, mạch máu của da trên khắp cơ thể sẽ giãn nở do nước nóng kích thích. Trong khi dòng máu tới bề mặt cơ thể tăng do mạch máu giãn nở, thì máu cung cấp cho các nội tạng bên trong giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu, gây hạ đường huyết, thậm chí là kiệt sức, xỉu.
Sau các công việc nặng nhọc hay đòi hỏi trí não, bạn nên nghỉ ngơi trước khi tắm. Nếu không, sẽ dẫn đến dòng máu lên não hay tới tim không đủ, và thậm chí có thể khiến bạn lả đi.
Nếu cơ thể bạn sốt trên 38 độ, thì tiêu thụ calo tăng thêm 20%. Bạn sẽ dễ bị tại nạn nếu đi tắm trong tình huống này. Khi tắm nước nóng, nhiệt độ nước có thể làm giãn nở mạch máu, nên dẫn đến ngất vì dòng máu lên não không thỏa đáng. Hạ đường huyết cũng gây nên tình trạng tương tự.
Khí Âm và Dương của cơ thể con người thay đổi theo thời gian, trong khi khí dương thịnh vào buổi sáng, thì khí âm lại vượng vào buổi tối. Con người không nên tắm nước lạnh vào buổi sáng, vì khí dương khi đó đang thịnh sẽ bị ảnh hưởng. Vào buổi tối, khí Âm được trữ trong các nội tạng, còn da bên ngoài được bảo vệ kém hơn. Tắm vào buổi tối sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, mọi người không nên tắm sau 9h tối.
Theo Visiontimes
Đại Hải biên tập
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…