Categories: Sức khoẻ

5 bài thuốc chữa bệnh từ rau sam ít người biết

Like để cập nhật tin tức mới nhất trong ngày

Trong Y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, kích thích tiêu hóa…

Theo báo Tri Thức Trẻ dẫn nguồn từ cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi chỉ ra rằng rau sam có vị chua, tính hàn có thể trừ giun sán, dùng ngoài trị ác thương, đơn độc. Lưu ý, những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên dùng.

Trong Y học cổ truyền rau sam được sử dụng làm bài thuốc chữa đường ruột rất tốt. Ảnh Internet

Cũng theo Bác sĩ Yên Lâm Phúc chia sẻ trên Báo Sức khỏe & Đời sống về những bài thuốc y học cổ truyền từ rau sam có bài thuốc trị giun. Ngoài ra còn có những bài thuốc khác như trị kiết lỵ, trị mụn nhọt, trị trướng bụng, trị tiểu rát, tiểu máu.

Cụ thể:

1. Trị giun:

Lấy  50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, dùng hàng ngày. Nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi bằng lúc chưa ăn gì, sau 4 giờ mới được ăn nhẹ. 

Không nên hái rau sam để sẵn vì hoạt chất sẽ bị giảm, ít có giá trị.

2. Trị kiết lỵ

Dùng rau sam 100g, cỏ sữa 100g rửa sạch đun cùng  400ml nước, đun cạn còn chừng 100ml thì gạn nước uống, chia làm 2 lần/ngày.

Hoặc có thể dùng  nước cốt này của rau sam hòa với 100nl nước, đun sôi, sau đó cho thêm 1 thìa mật, chừng 10g, hòa vào nước rau sam đã đun chín cho dễ uống.

3. Trị mụn nhọt

Lấy  30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát bọc vào gạc sạch sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt, ngày thay 2 lần. Khoảng 3 ngày mụn nhọt sẽ chín và vỡ.

4. Trị trướng bụng

Dùng 300g rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt.

Loại canh này có tác dụng kích thích vận động của đường ruột, lưu chuyển tiêu hóa, tình trạng trướng bụng.

5. Trị tiểu rát, tiểu máu

Lấy 300g rau sam chia ra làm 3 lần, mỗi lần 100g. Rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, nấu canh lẫn với rau dền cơm với lượng 50g mỗi lần. Ăn trong ngày. Ăn liền 5 – 7 ngày tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.

Xem thêm:

Dã Quỳ (tổng hợp)

Nguồn: Tinmoi

adminyhoc

Recent Posts

Hoá giải viêm dạ dày mạn tính bằng thiền định

Viêm dạ dày mạn tính gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống, là…

18 hours ago

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thiền định

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến với…

2 days ago

Biến chứng, cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một loại nhiễm trùng rất phổ biến ở hệ…

3 days ago

Để cải thiện trí nhớ hãy hành thiền

Với bộn bề những lo toan trong công việc, cuộc sống không tránh khỏi lúc…

3 days ago

Ngồi thiền cải thiện hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh vật đường ruột là một trong những yếu tố quan trọng giúp…

4 days ago

Nguyên nhân và triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh rất phổ biến, xuất hiện trên 50…

5 days ago