Categories: Sức khoẻ

Y thư cổ đại từ 2000 năm trước giúp nhà nghiên cứu đạt giải Nobel Y học 2015

Một dự án tuyệt mật, một tài liệu cổ đại, và một giai đoạn khắc nghiệt của đất nước Trung Quốc… Nghe có vẻ giống kịch bản phim tình báo, nhưng thực ra đó là nền tảng dẫn đến một trong những phát hiện có sức ảnh hưởng lớn nhất trong ngành y khoa hiện đại – thuốc chữa bệnh sốt rét.

Cựu Viện trưởng Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc, bà Đồ U U (Tu You You) 84 tuổi vừa trở thành người phụ nữ thứ 12 trên thế giới và là người Trung Quốc đầu tiên nhận giải thưởng Nobel trong lĩnh vực y học vì công lao phát hiện ra thuốc Artemisinin chống bệnh sốt rét. Giải thưởng Nobel Y học năm 2015 mới được công bố vào ngày 5/10 tại Stockholm, Thụy Điển. Đáng chú ý, giải thưởng cho Y học năm nay lại có đóng góp của tri thức cổ đại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước.

Trong những năm 60, bệnh sốt rét lan rộng ở Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Riêng Trung Quốc đã có gần 20 triệu người mắc bệnh trong thập niên đó. Đây cũng là thời điểm khốc liệt của Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, khi phần lớn trí thức của nước ngày bị tống vào các trại cải tạo. Do đó, việc nghiên cứu các loại thuốc chữa bệnh bị đình trệ. Lúc đó chính phủ Trung Quốc tiến hành một dự án quân sự bí mật, tên là dự án 523 để tìm thuốc chống lại bệnh sốt rét.

Năm 1969, bà Đồ U U – từng làm việc ở Học viện Y học Cổ truyền Trung Quốc từ năm 1955, được giao làm chủ nhiệm dự án 523. Thay vì nghiên cứu các loại thuốc hiện đại, bà Đồ đã tìm hiểu các văn thư Trung y cổ để tìm loại thảo dược chống sốt rét. Bệnh sốt rét có thể đã truyền nhiễm cho con người từ trên 5.000 năm trước và những mô tả sớm nhất về rối loạn máu do truyền nhiễm đã có trong các cổ thư Trung Hoa từ 2.700 năm trước công nguyên. Bà tìm thấy một tia hy vọng qua cổ thư từ 2.000 năm trước, trong đó mô tả cách dùng cây cải ngọt (Artemisia annua) có thể chữa bệnh sốt rét. Cổ thư này viết trên một miếng lụa chôn trong các mộ cổ từ thời nhà Hán (năm 168 trước Công nguyên), ngoài ra thời nhà Minh cũng có văn tự mô tả cây cải ngọt được dùng để ngắt cơn sốt.

Sau 2 năm, nhóm của bà đã thử nghiệm 380 chiết xuất từ 200 loại thảo dược khác nhau để cuối cùng phát hiện ra Artemisinin (hợp chất hữu cơ). Nhưng thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc không có điều kiện để thử nghiệm các loại thuốc mới, nên bà Đồ và các đồng sự đã dũng cảm thử thuốc trên chính cơ thể mình. Bà Đồ kể lại: “3 thành viên trong nhóm và tôi đã trực tiếp dùng chiết xuất thuốc để thử. Niềm tin duy nhất của chúng tôi là Trung y cổ truyền đã từng dùng loại thảo dược này làm thuốc thường xuyên.”

Hiện nay loại thuốc do bà Đồ phát minh được cung cấp cho 400 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Ở Trung Quốc, artemisinin giúp cắt cơn bệnh sốt rét cho 24 triệu người trong những năm 70 và hàng chục ngàn người vào những năm 90. Riêng tại châu Phi, hàng năm có hơn 100.000 người được cứu nhờ loại thuốc này.

Trả lời câu hỏi về lý do lựa chọn lĩnh vực Y học cổ truyền trong sự nghiệp, bà Đồ cho biết: “Từ thuở nhỏ, tôi đã chứng kiến rất nhiều phương thuốc dân gian được dùng để trị bệnh và chúng rất hiệu quả. Sau đó tôi gặp Giáo sư Lin Qi Shou ở trường đại học. Ông đã truyền các kiến thức và sự đam mê nghiên cứu thảo dược cho thế hệ trẻ. Từ đó tôi yêu thích và đi theo con đường này.”

Tại lễ trao giải, Ủy ban Nobel chia sẻ: “Phát minh đạt giải Nobel đã cung cấp cho nhân loại các phương thuốc mới vô cùng mạnh mẽ để chống lại những chứng bệnh đang hoành hành trên toàn thế giới. Những lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe con người và giảm bớt đau đớn bệnh tật là không thể đo đếm được”. Thật bất ngờ, phương thuốc mới của con người hiện đại lại bắt nguồn từ tri thức cổ xưa hàng ngàn năm trước.

Dương Lương tổng hợp

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

14 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

14 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago