Categories: Tin tức

Việt Nam áp dụng kỹ thuật xét nghiệm máu tiên tiến nhất thế giới

Xét nghiệm sinh học phân tử NAT giúp phát hiện mẫu máu mang virus HIV, viêm gan B và C mà kỹ thuật hiện tại có thể bỏ sót, đảm bảo an toàn hơn khi truyền máu cho người bệnh.

Chia sẻ tại buổi giới thiệu về kỹ thuật xét nghiệm NAT ngày 26/4 tại Hà Nội, ông Phạm Tuấn Dương, Phó viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, kỹ thuật NAT còn gọi là kỹ thuật khuếch đại axit nucleic, là một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất trong xét nghiệm sàng lọc máu. Nó góp phần mở ra kỷ nguyên mới bảo đảm an toàn truyền máu, cung cấp nguồn máu an toàn, kịp thời.

Theo đó, an toàn truyền máu là tìm tác nhân lây bệnh qua đường máu, trong đó có HIV, virus viêm gan B, C là các bệnh nguy hiểm, rất phổ biến. Theo ước tính, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở cộng đồng là khoảng 6-25% dân số, nơi nhiều có thể lên đến 45%. Để loại trừ 3 bệnh này, hiện nay dùng 2 nhóm kỹ thuật là huyết thanh học và sinh học phân tử giúp phát hiện yếu tố di truyền ADN, ARN của virus – NAT.

Hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử NAT tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Ảnh: N.Phương. 

Giáo sư Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết thêm, hai hệ thống xét nghiệm này không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau. Từ khi nhiễm đến khi phát bệnh được gọi là giai đoạn cửa sổ. Xét nghiệm huyết thanh học có ưu thế phát hiện khi bệnh ở giai đoạn toàn phát, khởi phát của virus viêm gan B, C và HIV. Trong khi đó, NAT có ưu thế hơn khi phát hiện sớm bệnh trước khi khởi phát, giúp rút ngắn giai đoạn cửa sổ.

Vì thế, hiện nay, máu được sàng lọc huyết thanh học trước, những trường hợp âm tính thực hiện tiếp NAT. NAT giúp phát hiện virus HIV trong máu sớm hơn 10 ngày, HBV sớm hơn 25 ngày và HCV sớm hơn 60 ngày.

Từ năm 2015, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương là đơn vị đầu tiên trong cả nước cung cấp tất cả đơn vị máu, chế phẩm máu đều được sàng lọc bằng xét nghiệm NAT; sau đó là Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ.

Năm 2015, cả nước tiếp nhận được gần 1,2 triệu đơn vị máu toàn phần và khối tiểu cầu gạn tách từ một người hiến. Trong đó, xét nghiệm sàng lọc bằng kỹ thuật huyết thanh học đã phát hiện hơn 32.000 mẫu có tác nhân truyền bệnh. Bước đầu thực hiện xét nghiệm sàng lọc bằng kỹ thuật NAT cho hơn 400.000 đơn vị máu, phát hiện được 442 mẫu máu nhiễm bệnh.

Bộ Y tế đã ban hành thông tư hướng dẫn, cho phép áp dụng tại tất cả trung tâm truyền máu, các khoa xét nghiệm – sàng lọc máu của các bệnh viện theo lộ trình. Dự kiến, đến năm 2018, kỹ thuật NAT sẽ được áp dụng tại tất cả cơ sở truyền máu trên toàn quốc, nhằm đảm bảo cung ứng nguồn máu an toàn và kịp thời.

Nam Phương

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago