Tê nhức chân tay là chứng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi, nó hầu như không buôn tha một ai từ già đến trẻ, từ những người làm công việc ít vận động đến các đối tượng lao động làm việc chân tay. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới teo cơ, yếu liệt rất khó phục hồi.
Ở người cao tuổi, hệ xương khớp càng trở nên lão hóa, sức đề kháng trong cơ thể cũng bị suy giảm, khí huyết kém lưu thông làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu.
Ở lứa tuổi từ 65 đến 80, thường hay bị chứng thiếu máu não do sự suy giảm lượng máu nuôi dưỡng não. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn tiền đình, hay quên và kèm theo các cơn đau đầu kết hợp với cảm giác ù tai, tê nhức chân tay.
Căn bện này cũng khiến người bệnh có cảm giác đau buốt như kim chích ở đầu ngón tay, sau đó là cảm giác đau ở vùng cổ tay, trong lòng bàn tay hoặc đau khuỷu tay.
Ảnh hưởng của các bệnh này cũng sẽ khiến ngón tay sẽ bị sưng, tê, ngoài ra ở cơ mặt và bàn chân cũng sẽ bị phù nề, gây nên tình trạng tê nhức. Nguyên nhân là do cơ tim hoạt động không được hiệu quả, ảnh hưởng đến vận chuyển cách mạch máu trong cơ thể, tê nhức chân taycũng có thể diễn ra thường xuyên và kéo dài, lâu khỏi, khiến cho mọi hoạt động bị ngưng trệ.
Tay, chân bị tê do thoái hóa đốt sống cổ
Căn bệnh này sẽ khiến cho các dây thần kinh tê, nhức và là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, chèn vào tủy sống. Những điều này gây tác động lên các dây thần kinh khiến người bệnh có cảm giác chân tay hơi tê vào sáng sớm sau đó tự khỏi, hay cứng cổ, đau sang vai, cánh tay,… khi nặng hơn, bạn sẽ có cảm giác tê nhức chân taykéo dài, đồng thời có cảm giác đau buốt ở cổ, sau gáy,..
Tay, chân bị tê do tư thế đứng, ngồi không đúng
Tư thế đứng, ngồi không đúng làm cho quá trình lưu thông máu gặp khó khăn, sinh ra các axit cũng có thể gây tê tay chân.
Cách khắc phục tình trạng tê tay, chân
Nếu chỉ là tê chân tay sinh lý thì bạn nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn tay chân, đi lại nhẹ nhàng.
Bạn cũng nên chú ý các thành phần của các loại thuốc mình đang dùng xem có tác dụng phụ gì không.
Bạn nên tạo cho mình thói quen ăn uống với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng cũng như các vi chất cần thiết khác, tránh làm việc quá sức và ngồi lâu trong một tư thế, dẫn đến tình trạng mạch máu khó lưu thông.
Khi thấy hiện tượng tê chân tay của bạn không có dấu hiệu tiến triển và ngày càng nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ, để khám, chuẩn đoán và có phương hướng điều trị kịp thờiphòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Phương Vũ
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…