Categories: Sức khoẻ

Vì sao chỉ nên để thịt trong ngăn đá tủ lạnh ăn dần trong 7 ngày?

Nhiều người cứ nghĩ để thịt trong tủ lạnh là vô thời hạn, nhưng đó là suy nghĩ vô cùng sai lầm.

Dù biết việc trữ thức ăn trong tủ lạnh là tiện lợi, tuy thế không phải ai cũng biết cách bảo quản thực phẩm đúng cách. Nhiều chị em vì thiếu những kỹ năng cơ bản nhất nên dễ khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn.

Sau đây là 4 sai lầm nghiêm trọng khi trữ thịt trong tủ lạnh.

Không sơ chế kỹ thức ăn

Việc sơ chế thức ăn, rửa sạch khi cho vào ngăn đá là rất cần thiết. Tuy nhiên, không ít chị em vẫn không nắm rõ việc này. Nhiều chị em thậm chí để nguyên thịt, cá, trứng… vừa mua ở chợ, siêu thị về để trong tủ lạnh. Họ cứ nghĩ như thế là đảm bảo thức ăn không bị hư hỏng, song việc làm này không đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm.

Lưu ý: Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá. Vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn bám vào trong thịt sẽ không tốt.

Để thịt quá lâu

Nhiều người cứ nghĩ để thịt trong tủ lạnh là vô thời hạn, nhưng đó là suy nghĩ vô cùng sai lầm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nên để thịt trong ngăn đá tủ lạnh tầm 1 tuần là nên phải có kế hoạch ăn hết.

Còn nếu để trong ngăn mát thì chỉ nên 2 ngày. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày. Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.

Đông lạnh thịt sau khi dùng không hết

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc tích trữ thức ăn sau khi rã đông là không nên. Bởi quá trình rã đông trước đó cũng đã có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.

Vì thế, không nên đông lạnh lại những thức ăn đã được rã đông để đảm bảo an toàn thực phầm.

Việc trữ đồ ăn đã nấu chín quá 2 ngày là sai lầm có thể dẫn tới tiêu chảy (Ảnh minh họa)

Trữ đồ ăn đã nấu chín

Thức ăn chín như thịt nếu muốn bảo quản trong tủ lạnh cũng không nên để quá lâu. Chỉ nên lưu cho bữa sau, như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối. Hoặc nếu lâu nhất là 5 giờ đồng hồ. Sau khoảng thời gian đó thì không nên dùng nữa. Bởi vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC nhưng nếu để quá lâu các vi khuẩn vẫn có khả năng hồi sinh.

(Theo Người Đưa Tin)

    Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

    Tòa soạn Emdep.vn

    Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

    Điện thoại: 0437959783

    Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

    Hotline:0914926900

    Nguồn: Emdep

    adminyhoc

    Recent Posts

    Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

    Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

    2 days ago

    Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

    Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

    2 days ago

    Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

    Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

    4 days ago

    Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

    Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

    5 days ago

    Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

    Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

    6 days ago

    Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

    Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

    1 week ago