Categories: Sức khoẻ

Vì sao chỉ nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, không ăn buổi tối?

Là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng
trứng vịt lộn không nên ăn rải rác các bữa trong ngày mà chỉ nên ăn vào
buổi sáng. Lý do tại sao như vậy?

Từng trả lời PV, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện
trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mỗi người trong bữa sáng cần
phải nạp khoảng 20-30% lượng calo trong ngày.

Trong đó, trứng vịt lộn là món ăn giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho bữa ăn quan trọng này.

Thông
thường trong 1 quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 gam
protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg
cholesterol.

Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…

Sau
bữa ăn cuối cùng của tối hôm trước, rồi bắt đầu giấc ngủ đêm, hầu như
từ 10-12h đêm mỗi ngày, bạn sẽ thường không ăn gì và chìm vào giấc ngủ.

Do
đó, kể từ bữa ăn cuối cùng của ngày hôm trước, nguồn năng lượng từ
trứng rất thích hợp để tăng cường hoạt động thể chất, cũng như tinh thần
của chúng ta.

Trong
khi đó, theo các bác sĩ đông y, trứng vịt lộn là một món ăn rất bổ
dưỡng. Nó cũng được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết,
ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.

Nhưng món ăn này rất khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao. Bởi thế chúng chỉ thích hợp ăn vào buổi sáng.

Cụ
thể, khi ăn trứng vào cơ thể, sẽ diễn ra quá trình trao đổi chất. Đây
cũng là lúc cơ thể bắt đầu tiêu hao calo. Sau bữa ăn sáng, quá trình
tiêu thụ calo diễn ra mạnh nhất nên với nguồn năng lượng dồi dào từ
trứng vịt lộn, cơ thể có thể nhanh chóng hấp thụ và tiêu hao.

Tuy
nhiên nếu ăn trứng vào buổi tối, thời điểm này cơ thể ít hoạt động nên
sẽ dễ dàng gây đầy bụng, khó tiêu cho người ăn, nhất là khi bạn ăn
nhiều.

Ngoài ra, trứng vịt lộn tuy tốt như vậy nhưng không nên ăn nhiều.

Bởi
“Ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol xấu
trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…
và tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút.

Phụ nữ
hành kinh ăn nhiều rau răm sống dễ sinh rong huyết. Các thai phụ cũng
không nên ăn nhiều rau răm vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi”,
PGS.TS. Trần Đình Toán, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Hữu Nghị từng cho
biết trên báo chí.

Nguyên nhân do ăn nhiều trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa.


vitamin A được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy
dưới da, gan làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình
thành xương.

Với
trẻ dưới 5 tuổi, hệ tiêu hóa kém thì không nên cho ăn trứng vịt lộn để
tránh tình trạng sình bụng, tiêu chảy và nếu ăn nhiều thì trứng lộn lại
gây hại cho cơ thể.

Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường,
viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch… cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều
vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và
đột quỵ.

Theo NĐT

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago