Categories: Sức khoẻ

Uống nhầm dầu luyn, bé 13 tháng tuổi nguy kịch

Bệnh nhi đang nguy kịch tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Bệnh nhi Triệu T.U. (13 tháng tuổi, quê ở Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, suy hô hấp, da tái, nhiễm trùng nặng do ngộ độc dầu luyn.

Theo người nhà bệnh nhi, cách đây 5 ngày, bé U. chơi một mình, bố mẹ không để ý, bé đã lấy chai nước ngọt trong đó có chứa dầu luyn để uống.

Sau khi uống, bé U. bị sặc, ho, tím tái, khó thở. Người nhà lập tức đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) cấp cứu. Tuy nhiên, sức khỏe bệnh nhi ngày càng nặng và phải chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại khoa, các bác sĩ lập tức hỗ trợ hô hấp bằng thở máy áp lực cao cho trẻ, dùng kháng sinh phổ rộng… Hiện bệnh nhi vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, cần theo dõi.

Ths.Bs Đào Hữu Nam – Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngộ độc do uống nhầm hóa chất rất dễ xảy ra ở trẻ em. Các trường hợp uống xăng, dầu hỏa có thể gây viêm phổi bởi bệnh nhân dễ dàng hít phải hơi độc của hóa chất.

Bác sĩ Nam cho biết, so với các hóa chất khác, dầu luyn nguy hiểm hơn vì chất này đặc sánh, khi vào phổi đọng lại, tan trong mỡ, ngấm vào các nhánh phế quản và nhu mô phổi, khiến việc điều trị càng khó khăn.

Trước đó, vào tháng 3/2014, tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, có thời điểm trong vòng 3 tuần liên tiếp nhận vào 3 bệnh nhân khoảng 3 – 4 tuổi nhập viện do ngộ độc xăng, dầu hỏa. Nguyên nhân cũng do người lớn chứa xăng dầu trong vỏ chai nước ngọt, để trẻ con phải bốc nhầm.

Những trẻ này uống phải xăng, dầu hỏa; nhập viện trong tình trạng đau đầu, buồn nôn, nôn, ho. Với mức độ nhẹ, uống ít có thể được tống ra ngoài theo đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp uống xăng, dầu hỏa có thể gây viêm phổi bởi bệnh nhân dễ dàng hít phải hơi độc của hóa chất. Hơi độc vào phổi gây tổn thương phế nang. Nếu cộng thêm tình trạng sặc hóa chất vào phổi thì tổn thương, viêm phổi càng nặng nề hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo, ngộ độc thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Thuốc, hóa chất gia dụng là các yếu tố hay gây ngộ độc cho trẻ. Do vậy, các hóa chất sử dụng trong gia đình cần được để tại những nơi kín đáo, tránh xa tầm với của trẻ em, không nên đựng hóa chất vào các vỏ chai vốn đựng nước uống (chai lavie, nước ngọt…).

Đặc biệt, các em nhỏ ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo cần có người lớn hoặc các anh chị lớn theo dõi và chăm sóc trong quá trình vui chơi. Không để trẻ tự chơi một mình, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago