Khi nào cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ
Hễ con sốt là bố mẹ vội vàng đi mua thuốc để con hạ sốt, thói quen đó thường gặp ở đa số các gia đình đang nuôi con nhỏ. Nhiều bố mẹ mang tâm lý nếu không uống thuốc hạ sốt bệnh sẽ tiến triển nặng cần phải dập tắt ngay từ khi khởi phát. Việc tự ý dụng thuốc hạ sốt khi chưa biết rõ nguyên nhân bệnh và không theo chỉ định của bác sĩ tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ em.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (Đại học Y Dược học Tp. HCM), bản chất của sốt là cơ thể nóng lên, các men trong cơ thể chúng ta vẫn hoạt động bình thường trong khi các men của vi khuẩn hay virus bị giảm hiệu quả. Khi đó, cơ thể ta vẫn “vận hành” trơn tru còn sự sinh sản của vi khuẩn thì chậm lại. Do đó, góp phần làm chậm sự lây lan của vi sinh vật.
Sốt chỉ ra một trong số rất nhiều cách mà loài người tiến hóa tạo ra để chống chọi với vi sinh vật ban đầu. Cho nên vấn đề sốt chưa hẳn là xấu. Vậy sốt khi nào xấu? Sốt là xấu khi nó gây ra biến chứng mà biến chứng thường gặp nhất đó chính là co giật. Khi trẻ đã có tình trạng co giật thì rất nguy hiểm. Nếu bé có tiền căn sốt co giật trước đó thì nếu bé sốt trở lại, cần tích cực hạ sốt.
“Giai đoạn nguy kịch của trẻ nhỏ hay không sẽ biểu hiện bằng việc hết sốt. Nếu bố mẹ tự ý dùng thuốc hạ có thể làm mất đi các dấu hiệu quan trọng khiến bác sĩ tiếp cận chẩn đoán bệnh cho trẻ sẽ khó khăn”, bác sĩ Sang nói.
Hiện nay, Internet phát triển vì vậy không ít các bậc phụ huynh lên mạng tra thuốc để áp dụng cho con khi thấy trẻ ốm. Trẻ nhỏ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm.
Bác sĩ Sang cho hay, trẻ bị sốt nếu chưa được khám mà cha mẹ vội vàng cho dùng thuốc hạ sốt có thể làm âm tính các triệu chứng quan trọng, hậu quả trẻ có thể bị điều trị bệnh sai, nguy hiểm cho tính mạng.
“Khi trẻ sốt kèm theo một trong các triệu chứng sau thì phải đưa vào bệnh viện điều trị ngay. Bệnh nhi sốt cao trên 38,5 độ kèm theo dấu hiệu khó hạ sốt. Trẻ sốt kèm theo bỏ bú, ngủ li bì, khó đánh thức hoặc trẻ bị nôn ói liên tục dù chỉ uống nước. Trẻ sốt cao kèm theo co giật”, bác sĩ Sang nói.
Đang dịch sốt xuất huyết bác sĩ Sang khuyến cáo, khi con bị sốt cao đột ngột, bố mẹ nên ngừng việc tự ý hạ sốt tại nhà cho con khi bác sĩ chưa khám để xác định được nguyên nhân gây sốt. Đồng thời tránh dùng 2 loại thuốc gây xuất huyết nặng thêm khi sốt là Ibuprofen và Aspirin.
Xử lý khi trẻ bị sốt đúng cách
Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ sốt cao từ 38-39 độ C nhưng vẫn vui chơi bình thường, bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tốt chưa nhất thiết phải cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Khi đó chỉ cần cởi bỏ quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, trẻ đang bú thì cho trẻ bú nhiều hơn.
Nếu trẻ sốt từ 39-40 độ C cần cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không kết hợp 2 loại thuốc hạ sốt với nhau có thể gây nhầm lẫn dẫn tới quá liều nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Cho trẻ uống nhiều nước, bù nước và điện giải cho trẻ nhỏ.
Lau mát thực sự không tác dụng lên được trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não. Việc lau mát chỉ dừng lại ở việc hạ thân nhiệt ở vị trí lau mát ngoại vi. Đôi khi, việc lau mát gây tình trạng co mạch ngoại biên và rối loạn thêm thân nhiệt của bé, hệ quả là 70% số bé sau lau mát có tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn trước.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…