Categories: Sức khoẻ

Triệu chứng thường gặp của bệnh giang mai

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Treponema pallidum và có thể lây qua quan hệ tình dục đường miệng, âm đạo và hậu môn.

Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của giang mai

Loét không đau: Đây là dấu hiệu nhiễm giang mai đầu tiên có thể quan sát thấy. Nam giới có thể nhận thấy vết loét ở dương vật và ban đầu, nó sẽ không gây đau. Ở phụ nữ, vết loét có thể xảy ra ở ngay cổ tử cung hoặc trên môi ngoài của âm đạo.

Nếu vết loét này phát triển ở môi trong âm đạo, rất khó phát hiện. Ngoài ra, bạn có thể bị nổi ban trên khắp cơ thể.

Sốt: Trong gian đoạn thứ hai của bệnh, người bệnh có thể có các triệu chứng như sốt, loét họng và thậm chí là sưng hạch. Các triệu chứng có thể bắt đầu bằng mệt mỏi và cảm giác khó chịu kéo dài.

Nếu không sớm điều trị, chuyển biến của giang mai sẽ ảnh hưởng nhiều chức năng khác của cơ thể.

Rụng tóc: Các triệu chứng khác của giang mai giai đoạn 2 là rụng tóc, không chỉ trên đầu mà trong một số trường hợp thậm chí là rụng lông mi và lông mày.

Đau cơ: Ngoài sốt và loét họng, người bệnh có thể bị đau khớp dai dẳng ở những bộ phận khác nhau của cơ thể.

Chán ăn: Giang mai có thể gây sút cân ở giai đoạn 2. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này, người bệnh sẽ thờ ơ với thực phẩm.

Giang mai thần kinh: Giang mai có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nếu không được điều trị, nó có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trong giai đoạn 3. Khi vi khuẩn nhiễm vào hệ thần kinh, tình trạng này được gọi là giang mai thần kinh. Bệnh có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể và có thể suy giảm thính lực trong một số trường hợp. Các triệu chứng khác gồm suy giảm trí nhớ, khó nói và run.

Rối loạn thị lực do giang mai thần kinh: Trong một số trường hợp rất hiếm, vi khuẩn giang mai có thể ảnh hưởng tới thị lực do gây phù đĩa thị. Mặc dù trong một số trường hợp cực kì nặng, bệnh có thể gây mù, nhưng thông thường nó gây nhìn mờ.

Rối loạn tim mạch: Vi khuẩn giang mai cũng có thể tấn công vào hệ tim mạch. Trong trường hợp xấu, nó có thể gây đau tim do hẹp mạch máu và viêm động mạch. Điều này xảy ra ở giai đoạn muộn của giang mai và có thể xuất hiện 10-15 năm sau khi bị nhiễm nếu không được điều trị.

Viêm màng não do giang mai: Bệnh này cũng xảy ra ở giai đoạn 3 của giang mai, vài năm sau khi bị nhiễm. Viêm màng não gây viêm các mô xung quanh não và tủy sống. Nếu giang mai tiến triển đến giai đoạn này, bệnh có thể gây tử vong. Nếu được điều trị, giang mai có thể chữa được nhưng những tổn thương gây ra có thể là vĩnh viễn nếu bệnh không được điều trị trong thời gian dài.

Theo BS Cẩm Tú/ Sức khỏe và Đời Sống
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago