Cha mẹ cần xác định nguyên nhân đái dầm của trẻ để điều trị cho thích hợp
Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ 1 –2% trẻ đái dầm do cấu tạo bất thường. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan khi thấy trẻ đái dầm kéo dài dù đã can thiệp nhiều biện pháp…
Từ ngày mẹ tháo bỉm ra bé My liên tục tè dầm trên nệm. Giờ bé My đã hơn 1 tuổi rồi nên mẹ quyết định tập “xi” cho bé tè chứ không mang bỉm mãi nữa. Tuy nhiên, mấy tháng nay đêm nào bé cũng tè ra nệm dù mẹ đã cẩn thận… giải phóng hết số nước trong bụng bé trước khi đi ngủ. Suy nghĩ một lúc, mẹ nhận ra là, khi ngủ bé vẫn đinh ninh có chiếc bỉm đi cùng nên vô tư tè ra giường, và nguyên nhân lớn hơn nữa là thói quen My bú vào ban đêm vẫn chưa bỏ được.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh Lê, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, đái dầm có thể là nguyên nhân của tâm lý hoặc bệnh lý. Khi trẻ gặp phải triệu chứng này cha mẹ nên quan sát để có hướng điều trị cụ thể. Do bàng quang chưa trưởng thành hoàn toàn, chất bài niệu chưa ổn định nên trẻ từ 0 – 3 tuổi thường mắc chứng đái dầm và khi 6 tuổi thì hết hẳn. Điều này xuất phát từ thói quen sinh hoạt của trẻ như thói quen uống sữa nhiều vào ban đêm, bú mẹ trước hoặc trong lúc ngủ; ban ngày vận động quá nhiều nên ngủ mê mệt, cả thói quen mang tã giấy thường xuyên…
Việc điều trị trẻ đái dầm do tâm lý rất đơn giản, cha mẹ nên tập cho trẻ những thói quen tốt như tháo bỉm sau khi bé được 12 tháng tuổi; không để bé tiểu thụ động mà tập “xi” cho bé tiểu khi có hiệu lệnh, theo một vài giờ nhất định trong ngày; không uống nhiều nước hoặc sữa trước khi đi ngủ 2 giờ. Cho trẻ tè trước khi lên giường.
Cá biệt có một số trường hợp trẻ đã 10 tuổi nhưng vẫn còn đái dầm, lúc này bác sĩ sẽ can thiệp bằng liệu pháp đặt chuông đồng hồ. Khi chuông reo cha mẹ sẽ gọi trẻ dậy đi tiểu, sau một vài lần trẻ tự thức dậy đi tiểu khi nghe chuông báo thức.
Một vài trẻ mắc chứng đái dầm khi đã trên 6 tuổi, thông thường trẻ rất xấu hổ vì cảm thấy mình có lỗi và hay giấu bố mẹ về điều này. Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem trẻ có bị bệnh lý nào liên quan hay không. Bởi một vài trường hợp đái dầm do bệnh lý. Do cơ thể trẻ có cấu tạo bất thường như dị dạng đường tiểu, van, thận, đường tiết niệu có vấn đề, nhiễm trùng đường tiểu (thường xảy ra ở bé gái do vệ sinh không kỹ, có giun sán xâm nhập vào vùng kín…) dẫn đến trẻ tiểu không kiểm soát, không tự chủ. Lúc này bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp cụ thể. Dùng thuốc là phương pháp cuối cùng, và chỉ được dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ – bác sĩ Hạnh Lê nhấn mạnh.
Cần hiểu rằng, trẻ đái dầm không phải do hư hoặc bướng bỉnh mà do trẻ không thể kiểm soát việc này. Cha mẹ cần động viên trẻ, những hành động la mắng hoặc tạo áp lực chỉ làm tình trạng này càng tồi tệ thêm, bởi khi đái dầm trẻ thường lo sợ và xấu hổ. Các bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra lời khuyên để xử trí vấn đề này như sau, cha mẹ nên xem trẻ là người bạn, lập một cuốn sổ ghi chép những ngày trẻ không đái dầm và khen thưởng về điều này, việc này giúp phát huy sự hợp tác của bé và bố mẹ, khiến bé thấy rằng việc điều trị đái dầm không khủng khiếp như bé nghĩ./.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…