“Sở thích” của muỗi sốt xuất huyết
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, muỗi gây bệnh sốt xuất huyết có thể đẻ trứng ở những nơi mà mọi người không thể ngờ tới. Một chiếc lá hay 1 chiếc nắp bia có đọng nước cũng có thể trở thành nơi yêu thích để muỗi sinh sản.
Đặc điểm của muỗi vằn Aedes aegypti – muỗi cái thường đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối. Thích đẻ trứng nơi nước sạch, nước mưa chứ không đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Đặc biệt, muỗi Aedes ưa đẻ trứng ở dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum vại, giếng nước, lọ hoa, chậu cây cảnh, nước đọng ở chạn bát, nước đọng dưới khay để đũa…
Muỗi sốt xuất huyết có thể đẻ trứng ở những nơi không ngờ tới, ví dụ két nước sau tủ lạnh (ảnh minh họa).
Trong quá trình đi khiểm tra, PGS.TS Trần Đắc Phu đã gặp thực tế có những gia đình rất đẹp, rất khang trang, vệ sinh hàng ngày tưởng không có muỗi sinh sản nhưng thực tế thì ngược lại. Do gia đình đó có trồng cây cảnh nhiều và thường xuyên phải tưới nước, không ai ngờ đó chính là nơi muỗi thích đẻ trứng nở thành muỗi và gây bệnh cho cả nhà.
Muỗi vằn có thể đẻ trứng ngay cả ở nơi những dụng cụ không có nước. Khi có nước, trứng sẽ phát triển thành bọ gậy và nở thành muỗi.
“Muỗi văn thường thích trú đậu ở các xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện những hành động hữu ích để ngăn chặn muỗi đẻ trứng.
“Mỗi ngày nên bỏ ra 10 -15 phút vệ sinh nhà cửa và xung quanh nhà. Loại bỏ tất cả các dụng cụ có thể chứa nước. Những nơi có khả năng đọng nước mưa cao cần phải chú ý hơn. Sau mưa cần phải san lấp những hố nước trong vườn, bồn hoa cây cảnh, lập úp các dụng cụ đọng nước…”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Dụng cụ trữ nước cần đậy kín
Đang trong thời tiết mùa hè nắng nóng, ở một số chung cư cao tầng thường xuyên xảy ra tình trạng mất nước. Người dân thường có thói quen tích nước để dùng dần.
PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, nhu cầu tích nước để sử dụng trong hoàn cảnh mất nước là chính đáng. Tuy nhiên, để tránh tạo thành ổ dịch sốt xuất huyết, khi tích trữ nước phải đảm bảo dụng cụ đó được đậy kín.
Các chuyên gia khuyến cáo, việc diệt muỗi sẽ không có hiệu quả nếu như không giải quyết tận gốc mầm gây bệnh là loăng quăng, bọ gậy. Ổ bọ gậy có thể phát triển ở khắp mọi nơi có nước dù chỉ một vài giọt nước đọng.
Bộ Y tế nhận định hiện dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, bất thường so với mọi năm. Hiện 61 tỉnh thành trên cả nước đều ghi nhận có sốt xuất huyết. Trong đó, ghi nhận số mắc tuyệt đối cao nhất cả nước là TP. HCM (13.419 trường hợp), Bình Dương (4.979), Hà Nội (4.577), Đã Nẵng (4.663)… Số mắc tăng 9,7% so với cùng kỳ 2016 và tăng đột biến trong nửa đầu tháng 7.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…