Cho dù là mì ăn liền với nhiều hương vị, thương hiệu khác nhau thì ăn trong thời gian dài thay thế thực phẩm chính là không nên. Việc ăn mì tôm chỉ là thay thế tạm thời nhất là những lúc bận rộn, khi mất điện hay không có đồ ăn nào khác. Ăn mì tôm tưởng chừng đơn giản nhưng cũng cần sự cẩn thận và chú ý nhằm đảm bảo tiêu hóa tốt, không cảm giác đầy bụng mà vẫn ngon miệng
Sau một bữa ăn với mì ăn liền, nên bổ sung thêm một ít trái cây
Mì ăn liền vốn dĩ không thể cung cấp được dưỡng chất đáng kể. Vì thế, dù nó có giúp bạn tạm thời no bụng thì đó cũng chỉ là cảm giác hơi no mà thôi, không đồng nghĩa cơ thể đã được dung nạp đủ dinh dưỡng. Sau bữa ăn với mì ăn liền, bạn nên ăn thêm một ít trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như táo, dâu tây, cam quýt v.v…
Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm mì tôm với những món rau xanh nhất là rau cải, rau cải thảo, cải cúc… đây đều là những loại rau thơm, ngon, mát đảm bảo trung hòa được độ nóng của mì. Khi ăn như vậy cũng khiến bạn cảm thấy ngon miệng và cung cấp chất xơ hỗ trợ tiêu hóa được dễ dàng hơn. Bạn có thể nhúng rau vào mì hoặc xào qua rồi đổ vào bát mì.
Tuyệt đối không nên dùng mì ăn liền như thực phẩm chính và ăn lâu dài
Mì ăn liền đơn giản chỉ là một loại thức ăn “cứu đói khẩn cấp”, nó hoàn toàn không thể thay thế thức ăn chính trong ngày. Nếu vì kén ăn hay bận rộn mà chọn giải pháp mì ăn liền cho khẩu phần hằng ngày có thể dẫn đến đói bụng, lả người.
Tốt nhất là nấu chín mì ăn liền rồi mới ăn
Đa số chúng ta có thói quen nhúng mì ăn liền trong nước nấu sôi vài phút là đã có thể thưởng thức ngay. Kỳ thực, cách ăn này chỉ có ích là tiết kiệm thời gian mà thôi. Đặc biệt đối với mẹ bầu, cơ thể khi mang thai sẽ trở nên yếu ớt và nhạy cảm hơn bình thường. Do đó, tốt nhất nếu muốn dùng mì ăn liền, bạn nên nấu chín nó trên bếp.
Mì ăn liền khi qua chế biến kỹ thì sợi mì sẽ dễ hấp thu thành phần nước hơn, có lợi cho tiêu hóa của dạ dày, đường ruột, giảm thiểu tình trạng cảm thấy đầy hơi chướng bụng sau khi ăn. Đồng thời, khi chế biến mì trong nồi, bạn còn có thể nêm nếm lại cho hợp khẩu vị, thêm các nguyên liệu dinh dưỡng khác như trứng, rau củ, vừa giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, vừa tăng thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Chú ý nhúng qua mì
Nhiều người cảm thấy phần nước nấu mì lần đầu sẽ giữ lại được hương vị thơm ngon nhất. Kỳ thực, đứng từ góc độ sức khỏe thì bạn nên nhúng mì qua nước sôi và đổ bỏ lượt nước này đi, sau đó mới cho vào nồi. Nước nhúng mì đầu tiên được bỏ đi sẽ giảm bớt thành phần muối và các chất độc hại nếu có trên sợi mì, hạn chế tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe mẹ và thai nhi.
Thiện Duyên – Nguồn: women-health, maopuxing, mama
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…