Hút thuốc, uống rượu, ăn thực phẩm chế biến sẵn… đều có thể gây ra nhiều nguy hại cho con người. Nhưng theo một nghiên cứu công bố gần đây, tình trạng cơ thể thiếu ánh sáng mặt trời có thể gây nguy hiểm không khác gì việc hút thuốc lá.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Internal Medicine có sự tham gia của 29.518 phụ nữ trong khoảng thời gian hai năm. Nghiên cứu đã kết luận: “Phụ nữ có thói quen tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thường xuyên sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư hơn so với những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời… Bên cạnh đó, tuổi thọ trung bình của những người hay tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng bị giảm từ 0,6-2,1 năm.”
Vì vậy, cũng có hại như hút thuốc lá, việc cơ thể ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ. Nó khiến cơ thể bạn bị thiếu vitamin D – một trong những yếu tố giúp duy trì sức khỏe. Ánh sáng mặt trời chính là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên tốt nhất, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như giúp xương, răng chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho não và hệ thần kinh, điều hòa nồng độ insulin, tăng cường chức năng phổi và sức khỏe tim mạch…
Dưới đây là 6 dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị thiếu vitamin D và cần tăng cường thời gian tắm nắng:
1. Làn da xấu đi
Nếu nhận thấy làn da của bạn trở nên sần sùi, nhiều mụn hơn, thì bạn nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn. Tắm nắng được chứng minh là có tác dụng mang lại một làn da khỏe mạnh, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh chàm, viêm da, vảy nến, trứng cá… Cùng với đó, các bác sĩ ở Mỹ cũng thống kê được rằng, những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng ít mắc các bệnh ngoài da hơn.
2. Tâm trạng buồn
Serotonin hay còn gọi là hormone hạnh phúc, có thể gây ảnh hưởng tới tâm trạng. Nó có thể tăng lên nếu bạn có sự tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời. Do đó, ánh nắng mặt trời có thể gián tiếp làm giảm nguy cơ trầm cảm ở con người.
3. Bạn đã trên 50 tuổi
Khi bạn già đi, làn da của bạn sẽ khó hấp thụ đủ vitamin D hơn. Đồng thời, thận của bạn sẽ hoạt động kém hiệu quả trong việc chuyển đổi vitamin D thành những dạng mà cơ thể sử dụng.
4. Bạn bị thừa cân hoặc béo phì
Vitamin D là một chất hòa tan trong chất béo, do đó những người có thân hình mập mạp, béo phì sẽ cần rất nhiều vitamin D. Điều này khiến họ dễ bị thiếu vitamin D hơn người bình thường.
5. Đau nhức xương
Thiếu hụt vitamin D có thể gây đau nhức trong xương và thường đi kèm với chứng mệt mỏi, khiến bạn khó chịu vô cùng.
6. Bị bệnh về tiêu hóa
Một số bệnh về tiêu hóa có ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất béo, dẫn đến hấp thụ vitamin D kém hơn. Các bệnh này bao gồm bệnh viêm ruột Crohn, celiac và nhạy cảm với gluten,…
Việc tiếp xúc với ánh mặt trời là điều cần thiết nhưng nhiều người có thể lo ngại về bệnh ung thư da. Do đó, bạn cần biết cách lựa chọn thời gian thích hợp (thời điểm thích hợp nhất là buổi sáng khi ánh nắng còn dịu nhẹ), tránh phơi nắng cả ngày vì sẽ phản tác dụng.
Thụy Du – Dịch theo DW
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…